Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?

  • A. Lực thoát hơi nước
  • B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
  • C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
  • D. Áp suất rễ

Câu 2: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

  • A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
  • B. từ mạch gỗ sang mạch rây
  • C. từ mạch rây sang mạch gỗ
  • D. qua mạch gỗ

Câu 3: Cơ quan thoát hơi nước của cây là: 

  • A. Cành
  • B. Lá
  • C. Rễ
  • D. Thân

Câu 4: Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như

  • A. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
  • B. lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • C. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • D. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.

Câu 5: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn mạch rây là bị động
  • B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ
  • C. Mạch gỗ vận chuyển glucozo, còn mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ khác
  • D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ

Câu 6: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh
  • B. Vận tốc lớn và được điều hành
  • C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh
  • D. Vận tốc bé và được điều hành

Câu 7: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? 

  • A. Phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi
  • B. Ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất
  • C. Làm giảm ô nhiễm môi trường
  • D. Tất cả đều sai

Câu 8: Vai trò của kali trong cơ thể thực vật :

  • A. Là thành phần của protein và axit nucleic.
  • B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.
  • C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
  • D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

  • A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
  • B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
  • C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
  • D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Câu 10: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì: 

  • A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được
  • B. Tế bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được
  • C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được
  • D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác

Câu 11: Lông hút ở rễ do tế bào nào phát triển thành?

  • A. Tế bào mạch gỗ ở rễ
  • B. Tế bào mạch cây ở rễ
  • C. Tế bào nội bì
  • D. Tế bào biểu bì

Câu 12: Nguồn nito cung cấp chủ yếu cho cây là: 

  • A. từ xác động vật và quá trình cố định đạm
  • B. từ phân bón hóa học
  • C. từ vi khuẩn phản nitrat hóa
  • D. từ khí quyển

Câu 13: Khi nói về sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước
  • B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi)
  • C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp
  • D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp

Câu 14: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào: 

  • A. Hoạt động trao đổi chất
  • B. Chênh lệch nồng độ ion
  • C. Cung cấp năng lượng
  • D. Hoạt động thẩm thấu

Câu 15: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:

  • A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
  • B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
  • C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
  • D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…

Câu 16: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu: 

  • A. Nước và các ion khoáng 
  • B. Amit và hooc môn
  • C. Axitamin và vitamin
  • D. Xitôkimin và ancaloit

Câu 17: Khi tế bào khí khổng no nước thì

  • A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
  • B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
  • C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
  • D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 18: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua

  • A. miền lông hút.    
  • B. miền chóp rễ.
  • C. miền sinh trưởng.    
  • D. miền trưởng thành.

Câu 19: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá: 

  • A. Lực đẩy (áp suất rễ)
  • B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
  • C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ
  • D. Do sự phối hợp của ba lực: lực đẩy, lực hút, lực liên kết

Câu 20: Ống rây có đặc điểm: 

  • A. tê bào có thành thứ cấp, thoái hóa nhân, nhiều tấm rây.
  • B. tế bào có thành sơ cấp, có lỗ viền, có một nhân.
  • C. tế bào có thành sơ cấp, không bào nằm ở trung tâm, có một nhân
  • D. tế bào có thành sơ cấp, nhiều tấm rây, nhân và không bào bị thoái hóa

Câu 21: Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?

  • A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
  • B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
  • C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
  • D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 22: Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế: 

  • A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
  • B. Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
  • C. Thẩm thấu và thẩm tách tử đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất 
  • D. Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

Câu 23: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là

  • A. hoocmôn thực vật.    
  • B. axit amin, vitamin và ion kali.
  • C. saccarôzơ.    
  • D. cả A, B và C.

Câu 24: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng trên mặt lá của cây có tác dụng nào sau đây?

  • A. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá
  • B. Giảm sự thoát hơi nước của cây
  • C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời
  • D. Tăng tế số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá

Câu 25: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

  • A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
  • B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
  • C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
  • D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.

Câu 26: Lá cây bị vàng do thiếu diệp lục, có thể chọn những nguyên tố khoáng nào sau đây để bón cho cây?

  • A. P, K, Fe
  • B. N, Mg, Fe
  • C. P, K, Mn
  • D. S, P, K

Câu 27: Trong hợp chất nào sau đây sẽ diễn ra sự hình thành các hợp chất amit ở trong cây?

  • A. Bón quá nhiều phân đạm cho cây
  • B. Bón quá nhiều phân lân cho cây
  • C. Bón quá nhiều phân kali cho cây
  • D. Bón quá nhiều phân chuồng cho cây

Câu 28: Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò: 

  • A. Tham gia cấu trúc nên tế bào
  • B. Hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất
  • C. Quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào
  • D. Thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt

Câu 29: Khi bón phân qua lá cần chú ý điểm nào sau đây?

  • A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa
  • B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi
  • C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa
  • D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi

Câu 30:  Trong sản xuất nông nghiệp, muốn nhận biết thời điểm cần bón phân thì phải căn cứ vào dấu hiệu nào sau đây?

  • A. Dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra
  • B. Dấu hiệu bên ngoài của thân cây
  • C. Dấu hiệu bên ngoài của hoa
  • D. Dấu hiệu bên ngoài của lá cây

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác