Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong cơ thể sinh vật, nước chiếm khoảng bao nhiêu % sinh khối tươi?

  • A. 100%
  • B. 70% - 90%
  • C. 50%
  • D. 10%

Câu 2: Vai trò của nước đối với thực vật?

  • A. Thành phần cấu tạo tế bào; Tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây; Là nguyên liệu, môi trường của phản ứng sinh hóa; Điều hòa nhiệt độ cơ thể
  • B. Thành phần cấu tạo tế bào; Dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây; Điều hòa nhiệt độ cơ thể
  • C. Thành phần cấu tạo tế bào; Dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây; Là nguyên liệu, môi trường của phản ứng sinh hóa
  • D. Thành phần cấu tạo tế bào; Dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây; Là nguyên liệu, môi trường của phản ứng sinh hóa; Điều hòa nhiệt độ cơ thể 

Câu 3: Đối với cơ thể sinh vật, số nguyên tố khoáng thiết yếu cần cho chúng là bao nhiêu?

  • A. 17
  • B. 50
  • C. 40
  • D. 27

Câu 4: Nếu những nguyên tố khoáng bị thiếu, thực vật sẽ?

  • A. Không làm sao hết
  • B. Chết ngay lập tức
  • C. Chúng sẽ tự bổ sung thêm
  • D. Không hoàn thành được chu kỳ sống

Câu 5: Ở thực vật nói chung, chúng có cơ quan nào thể hấp thụ nước và chất khoáng?

  • A. Chỉ rễ
  • B. Tế bào lông hút hoặc toàn thân
  • C. Chỉ lá
  • D. Hoa và lá

Câu 6: Hãy cho biết các chất có trong thành phần của dịch mạch gỗ?

  • A. Dịch mạch gỗ chứa chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, …) được tổng hợp ở thân
  • B. Dịch mạch gỗ chứa chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, …) được tổng hợp ở rễ.
  • C. Dịch mạch gỗ chứa chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin,…) được tổng hợp ở lá
  • D. Dịch mạch gỗ chứa chủ yếu là nước và chất hữu cơ, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin,…) được tổng hợp ở rễ.

Câu 7: Hãy cho biết các chất có trong thành phần của dịch mạch rây?

A. Dịch mạch rây chứa chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng)
B. Dịch mạch rây chứa chủ yếu là chất vô cơ được tổng hợp ở lá, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng)
C. Dịch mạch rây chứa chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, ATP và một số chất vô cơ)
D. Dịch mạch rây chứa chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng)

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?

  • A. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước trong tế bào hạt đậu:
  • - Khi tế bào hạt đậu trương nước, khí khổng mở.
  • - Khi tế bào hạt đậu mất nước, khí khổng đóng lại
  • B. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước trong tế bào hạt đậu:
  • - Khi tế bào hạt đậu trương nước, khí khổng đóng.
  • - Khi tế bào hạt đậu mất nước, khí khổng mở.
  • C. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước ở không khí:
  • - Không khí ẩm, khí khổng mở.
  • - Không khí khô, khí khổng đóng lại
  • D. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước ở không khí:
  • - Không khí ẩm, khí khổng đóng.
  • - Không khí khô, khí khổng mở.

Câu 9: Trong sinh giải có rất nhiều loài sinh vật có phương thức trao đổi chất là tự dưỡng. Khi chúng chỉ cần môi trường cung cấp nhưng chúng để lại cho môi trường rất nhiều vai trò, hãy nêu những vai trò đó?

A. Cung cấp Oxy, đảm bảo cho hầu hết các hoạt động sống của sinh vật
B. Cung cấp thức ăn, nơi sở, chỗ sinh sản cho động vật
C. Điều hòa khí hậu: Tạo nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho quá trình tồn tại và phát triển của sinh vật
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Tại sao người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây?

A. Làm như vậy để tạo thẩm mỹ cho chậu
B. Để tưới nước vào cây cho dễ dàng hơn
C. Để nước tưới dư thừa có thể thoát ra ngoài tránh gây ngập úng làm thối rễ cây khiến cây bị chết.
D. Để tránh gây mất nước cho cây, cây sẽ không bị khô héo

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Những mạch có trong cơ thể của thực vật là?

  • A. Mạch gỗ và mạch thân
  • B. Mạch gỗ và mạch dây
  • C. Mạch rây và mạch nước
  • D. Mạch nước và mạch khoáng

Câu 2: Đâu là cơ quan thoát hơi nước trên cơ thể thực vật?

  • A. Bề mặt lá và khí khổng
  • B. Bề mặt lá và thân
  • C. Rễ và lá
  • D. Thân và rễ

Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật?

  • A. Ánh sáng, nước, khí lạnh và CO2
  • B. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí
  • C. Ánh sáng, nhiệt độ và con người
  • D. Ánh sáng, không khí và áp suất nhiệt

Câu 4: Ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật vào sản xuất nông nghiệp là?

  • A. Tưới nước cho cây theo giờ, bón nhiều phân
  • B. Chỉ cần bón thật nhiều phân hữu cơ
  • C. Sử dụng nước ít, vì cây tự sản sinh ra nước; bón phân nhiều
  • D. Tưới nước đều và hợp lý; Bón phân và canh tác đất hợp lý

Câu 5: Ở thực vật, hoạt động trao đổi nước diễn ra theo mấy giai đoạn?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 1

Câu 6: Kể tên các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây??

  • A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của đất, độ ẩm không khí, độ pH của đất, độ tơi xốp của đất, con người
  • B. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của đất, độ ẩm không khí, độ pH của đất, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng,…
  • C. Ánh sáng, nhiệt độ, độ pH của đất, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng,, động vật, …
  • D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của đất, độ ẩm không khí, hàm lượng khoáng,…

Câu 7: Vận chuyển nước và chất khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ qua mấy con đường? 

  • A. 2 con đường: Mạch gỗ và mạch rây
  • B. 1 con đường: Tế bào chất
  • C. 2 con đường: Gian bào và Tế bào chất
  • D. 1 con đường: Gian bào

Câu 8: Mạch gỗ được cấu tạo từ hai loại tế bào nào?

A. Quản bào và mạch ống
B. Quản bào và mạch sợi
C. Quản bào và lignin
D. Quản bào và mạch ngang

Câu 9: Có một số cây sống ở những vùng ít nước hoặc sa mạc như sương rồng, tại sao chúng không có lá?

A. Vì những loài đó lá đã biến đổi thành thân và phát triển đồng đều nhau
B. Vì do những loài đó di truyền là không có lá
C. Vì do nóng và không có nước nê lá không phát triển được
D. Vì lá đã biến đổi thành gai để giảm sự thoát hơi nước

Câu 10: Cho hình ảnh sau, hãy cho biết hình ảnh là nói về điều gì?

 Học sinh tham khảo

 

A. Khí khổng mở khi tế bào mất nước, khí khổng đóng khi tế bào trương nước
B. Khí khổng mở khi tế bào trương nước và khí khổng đóng khi tế bào mất nước.
C. Mạch rây của thân cây và mạch gỗ của thân cây đang hoạt động
D. Mạch gỗ của cây đang vận chuyển nước lên lá

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Các vai trò của nước đối với thực vật là?

Câu 2 ( 4 điểm). Hãy phân tích cấu tạo của bộ rễ ở thực vật phù hợp cho việc hút nước và chất khoáng?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Các vai trò của chất khoáng đối với cơ thể thực vật là?

Câu 2 ( 4 điểm). Hãy trình bày sự khác biệt giữa hai dòng mạch gỗ và mạch rây?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nước được vận chuyển ở?

  • A. Rễ
  • B. Thân
  • C. Lá
  • D. Cành

Câu 2: Mạch gỗ được cấu tạo từ hai loại tế bào nào?

A. Quản bào và mạch ống
B. Quản bào và mạch sợi
C. Quản bào và lignin
D. Quản bào và mạch ngang

Câu 3: Trong sinh giải có rất nhiều loài sinh vật có phương thức trao đổi chất là tự dưỡng. Khi chúng chỉ cần môi trường cung cấp nhưng chúng để lại cho môi trường rất nhiều vai trò, hãy nêu những vai trò đó?

A. Cung cấp Oxy, đảm bảo cho hầu hết các hoạt động sống của sinh vật
B. Cung cấp thức ăn, nơi sở, chỗ sinh sản cho động vật
C. Điều hòa khí hậu: Tạo nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho quá trình tồn tại và phát triển của sinh vật
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Tại sao người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây?

A. Làm như vậy để tạo thẩm mỹ cho chậu
B. Để tưới nước vào cây cho dễ dàng hơn
C. Để nước tưới dư thừa có thể thoát ra ngoài tránh gây ngập úng làm thối rễ cây khiến cây bị chết.
D. Để tránh gây mất nước cho cây, cây sẽ không bị khô héo

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Dinh dưỡng ở thực vật là gì?

Câu 2: Tại sao thoát hơi nước ở lá lại quan trọng đối với cây?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Rễ hấp thụ nước theo cơ chế?

  • A. Chủ động
  • B. Thụ động
  • C. Bán bảo toàn
  • D. Bất đối xứng

Câu 2: Mạch rây được cấu tạo từ?

  • A. Ống rây và alkaloid
  • B. Ống rây và tế bào dọc
  • C. Ống rây và tế bào kèm
  • D. Ống rây và mạch sợi

Câu 3: Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen, hãy cho biết ý kiến trên đúng hay sai. Vì sao?

  • A. Ý kiến trên là sai. Vì nitrogen là thành phần cấu tạo nên chất diệp lục. Khi thiếu nitrogen, chất diệp lục trong lá giảm nên không có hiện tượng vàng lá.
  • B. Y kiến trên là đúng. Vì nitrogen là thành phần cấu tạo nên mạch rây. Khi thiếu nitrogen, mạch rây không vận chuyển được chất nên lá vàng.
  • C. Ý kiến trên là sai. Vì nitrogen là thành phần không cấu tạo nên chất diệp lục. Khi thiếu nitrogen, chất diệp lục vẫn bình thường nên lá không thể vàng
  • D. Ý kiến trên là đúng. Vì nitrogen là thành phần cấu tạo nên chất diệp lục. Khi thiếu nitrogen, chất diệp lục trong lá giảm nên có hiện tượng vàng lá.

Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng chuyển vị amin?

  • A. Axit glutaric + NH3> glutamin
  • B. Axit amin + axit xêtô >  axit amin mới + axit xêtô mới.
  • C. Axit xêtô + NH3 >  axit amin
  • D. Axit amin đicacboxilic + NH3 > amit

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu những vai trò của Nitrogen đối với dinh dưỡng của cây? 

Câu 2: Các cụ ta ngày xưa thường hay nói rằng “Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống”, hãy giải thích tại sao lại có câu nói này?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 kết nối, đề thi địa lý 11 kết nối tri thức bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác