Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình dinh dưỡng ở động vật gồm?

  • A. Lấy thức ăn, tiêu hóa, thải chất cặn bã
  • B. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng 
  • C. Săn mồi, tiêu hóa, thải chất cặn bã
  • D. Săn mồi, tiêu hóa, hấp thụ và thải chất cặn bã

Câu 2: Có mấy kiểu lấy thức ăn của động vật?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 3

Câu 3: Muỗi là loài động vật?

  • A. Ăn hút
  • B. Săn mồi
  • C. Ăn lọc
  • D. Ăn thức ăn rắn kích cỡ nhỏ

Câu 4: Trai là loài động vật?

  • A. Ăn mềm
  • B. Ăn hút
  • C. Ăn tạp
  • D. Ăn lọc

Câu 5: Hồ là loài động vật?

  • A. Ăn hút
  • B. Ăn thức ăn rắn có kích cỡ khác nhau
  • C. Ăn lọc
  • D. Ăn tạp

Câu 6: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là?

  • A. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
  •  B. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
  •  Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
  •  Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

Câu 7: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

  • A. Tuyến nước bọt.
  • B. Khoang miệng.
  • C. Dạ dày
  • D. Thực quản

Câu 8: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa?

  • A. Ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào
  • B. Ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
  • C. Nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  • D. Ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Câu 9: Vì sao càng nhai cơm lâu thì càng cảm thấy ngọt? Đây là hình thức tiêu hóa gì?

  • A. Vì trong nước bọt có chứa Enzyme Amilase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường Glucose; Đây là tiêu hóa cơ học và hóa học
  • B. Vì trong nước bọt có chứa Enzyme Amilase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường Glucose; Đây là tiêu hóa hóa học
  • C. Vì trong nước bọt có chứa Enzyme Amilase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường Glucose; Đây là tiêu hóa cơ học
  • D. Vì trong nước bọt có chứa Enzyme Amilase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều muối của Glucose; Đây là tiêu hóa hóa học

Câu 10: Vì sao trâu và bò đều ăn cỏ mà thịt của chúng lại khác nhau?

  • A. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra lipid, mà lipid lại đặc trưng cho từng loài. Cấu trúc lipid do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau
  • B. Do trâu bị đột biến cấu trúc gen thành một loài mới, nên cho dù ăn cỏ cùng loại cũng sẽ khác bò
  • C. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra protein, mà protein lại đặc trưng cho từng loài. Cấu trúc protein do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau
  • D. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra estrogen, mà estrogen lại đặc trưng cho từng loài. Cấu trúc estrogen do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Những kiểu tiêu hóa thức ăn ở động vật?

  • A. Tiêu hóa nội sinh, tiêu hóa ngoại sinh
  • B. Tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại bào
  • C. Tiêu hóa bán hoàn toàn, tiêu hóa hoàn toàn
  • D. Tiêu hóa vi phân, tiêu hóa đẳng phân

Câu 2: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa sẽ tiêu hóa?

  • A. Đẳng phân
  • B. Bán hoàn toàn
  • C. Ngoại sinh
  • D. Nội bào

Câu 3: Tiêu hóa ở những động vật đã có cơ quan tiêu hóa là? 

  • A. Hoàn toàn
  • B. Ngoại bào
  • C. Nội sinh
  • D. Vi phân

Câu 4: Tiêu hóa ở con người thuộc kiểu tiêu hóa nào?

  • A. Bán hoàn toàn
  • B. Đẳng phân
  • C. Vừa nội bào vừa ngoại bào
  • D. Chỉ ngoại bào

Câu 5: Bạn Ánh nói “Ở các loài động vật và con người thì miệng không phải cơ quan tiêu hóa, vì chỉ dùng để nhai thức ăn thôi”. Điều này đúng hay sai?

  • A. Sai, vì thức ăn trong miệng được tiêu hóa kiểu cơ học và hóa học
  • B. Sai, vì miệng còn dùng để xé nhỏ thức ăn
  • C. Đúng
  • D. Không đủ dữ kiện để kết luận

Câu 6: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được?

  • A. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
  • B. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
  • C. Biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
  • D. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào

Câu 7: Hấp thụ các chất dinh dưỡng là? 

  • A. Quá trình các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa cơ học thì đi ra khỏi các cơ quan tiêu hóa vào hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết
  • B. Quá trình các chất dinh dưỡng đi ra khỏi các cơ quan tiêu hóa vào hệ tuần hoàn máu và đến tim
  • C. Quá trình các chất dinh dưỡng đi ra khỏi các cơ quan tiêu hóa vào hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết
  • D. Quá trình các chất dinh dưỡng đi ra khỏi dạ dày vào hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết

Câu 8: Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là?

  • A. Dịch tiêu hóa được hòa loãng
  • B. Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
  • C. Ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng
  • D. Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học

Câu 9: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự?

  • A. miệng -> thực quản -> dạ dày-> ruột non ->ruột già-> hậu môn.
  • B. miệng -> ruột non-> dạ dày-> hầu -> ruột già-> hậu môn.
  • C. miệng->ruột non-> thực quản -> dạ dày -> ruột già -> hậu môn
  • D. miệng ->dạ dày ->  ruột non -> thực quản -> ruột già -> hậu môn

Câu 10: Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự?

  • A. miệng -> hầu->   mề->  thực quản ->  diều ->  ruột ->  hậu môn
  • B. miệng->  hầu ->  diều ->  thực quản ->  mề ->  ruột -> hậu môn
  • C. miệng -> hầu ->  thực quản->  mề -> diều->  ruột -> hậu môn
  • D. miệng -> hầu ->  thực quản ->  diều ->  mề ->  ruột -> hậu môn

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Quá trình dinh dưỡng của động vật có mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Phân tích cách tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Dinh dưỡng ở động vật là? 

Câu 2 ( 4 điểm). Phân tích cách tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong chế độ ăn uống khoa học, thì cần những yếu tố nào?

  • A. Cần ngon là được
  • B. Đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng, và khối lượng các chất dinh dưỡng phỉa cân bằng, có tính thẩm mỹ
  • C. Cần thật nhiều đạm, các loại vitamin chứ không cần chất xơ
  • D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 2. Dùng kiến thức sinh học để giải thích câu “Thẳng như ruột ngựa”?

  • A. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hóa được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở cả manh tràng và dạ dày, nên mới có câu nói trên
  • B. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hóa được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày.
  • C. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày kép, không tiêu hóa rất nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày
  • D. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hóa được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15-25cm.

Câu 3:  Hãy nói phần số ở hình ảnh giun đất với phần chữ của châu chấu để được các cơ quan tiêu hóa tương ứng? 

  1. Em hãy nối âm thanh được tạo từ từng đồ vật sau đến ô tương ứng.

  • A. 1 - a ; 2 - b ; 3 - c ; 4 - d ; 6 - e ; 7 - f.
  • B. 1 - a ; 3 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f
  • C. 1 - a ; 2 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f
  • D. 1 - a ; 3 - c ; 4 - d ; 5 - d ; 6 - e ; 7 – f

Câu 4: Đâu là đáp án đúng cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng?

  • A. Hấp thụ chủ yếu ở ruột non, vì ruột có ít nếp gấp , lông ruột và nhung mao, tạo nên diện tích hấp thụ lớn 250 – 300cm2
  • B. Hấp thụ chủ yếu ở ruột non, vì ruột có nhiều nếp gấp , lông ruột và nhung mao, tạo nên diện tích hấp thụ lớn 250 – 300m2
  • C. Hấp thụ chủ yếu ở ruột già, vì ruột có nhiều nếp gấp , lông ruột và nhung mao, tạo nên diện tích hấp thụ lớn 250 – 300cm2
  • D. Hấp thụ chủ yếu ở dạ dày, vì dạ dày có nhiều ít gấp, enzyme và nhung mao, tạo nên diện tích hấp thụ lớn 250 – 300m2

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tiêu hóa ở động vật là gì?

Câu 2: Phân tích các tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Một số bệnh về đường tiêu hóa?

  • A. Viêm loét dạ dày, ung thư đại tràng,…
  • B. Viêm thấp khớp, viên não,…
  • C. Lupus ban đỏ, teo cơ gen-ta,…
  • D. Đao, gút,…

Câu 2. Các chất dinh dưỡng được hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào của cơ thể để làm gì?

  • A. Để tránh sự đầy ứ thức ăn và dự trữ cho cơ thể khi đói
  • B. Để phục vụ cho việc lấy thức ăn tiếp theo
  • C. Đồng hóa thành chất sống của cơ thể và dự trữ năng lượng cho tế bào
  • D. Để thực hiện quá trình biến đổi nội bào một lần nữa

Câu 3. Các chất được hấp thụ ở ruột non là?

  • A. Amino acid
  • B. Đường đơn, acid béo, glycerol
  • C. Khoáng chất, monoglyceride, cholesterol, vitamin
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4. Vì sao nói ″lôi thôi như cá trôi lòi ruột″?

  • A. Cả B và C đúng
  • B. Vì cá trôi chỉ có khoang bụng và tiêu hóa nội bào, các tua bụng nhìn như các phần ruột
  • C. Vì ruột của cá trôi nằm phía bên ngoài cơ thể 
  • D. Cá trôi là loài cá ăn thực vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn là thực vật → khi mổ ruột như một mớ ″lôi thôi″

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột non? 

Câu 2: Vì sao càng nhai cơm lâu thì càng cảm thấy có vị ngọt trong miệng?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 kết nối, đề thi địa lý 11 kết nối tri thức bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác