Đề thi cuối kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (NB): Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm 

  • A. Diễn ra chậm, theo một hướng xác định. 
  • B. Là vận động sinh trưởng của thực vật 
  • C. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích.              
  • D.  Luôn tránh xa tác nhân kích thích.

Câu 2 (NB): Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp

(2) thủy tức 

(3) đỉa

(4) trùng roi

(5) giun tròn 

(6) gián 

(7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 3 (NB): Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

  • A. duỗi thẳng cơ thể.
  • B. co toàn bộ cơ thể.
  • C. di chuyển đi chỗ khác.
  • D. co ở phần cơ thể bị kích thích.

Câu 4 (NB): Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là

  • A. Hệ thần kinh dạng lưới.
  • B. Hệ thần kinh dạng chuỗi.
  • C. Hệ thần kinh dạng ống.
  • D. Không so sánh được sự tiến hóa.

Câu 5 (TH): Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

  • A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên.
  • B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể.
  • C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.
  • D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau.

Câu 6 (TH): Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2 
  • D. 1

Câu 7 (TH): Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản

2. Chúng có tuổi thọ ngắn

3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron

4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

  • A. 1, 2, 4
  • B. 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 8 (TH): Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?

1. thức ăn

2. hoạt động sinh sản

3. hướng nước chảy

4. thời tiết không thuận lợi

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 9 (NB): Mô phân sinh ở thực vật là

  • A. nhóm các tế bào chưa phân hoá, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế.
  • B. nhóm các tế bào phân hoá, chuyên hoá về chức năng.
  • C. nhóm các tế bào chưa phân hoá, mất dần khả năng nguyên phân.
  • D. nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.

Câu 10 (NB): Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

  • A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
  • B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
  • C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
  • D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 11 (NB): Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  • A. làm tăng kích thước chiều dài của cây.
  • B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
  • C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
  • D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 12 (TH): Cho các bộ phận sau:

1. đỉnh dễ

2. Thân

3. chồi nách

4. Chồi đỉnh

5. Hoa

6. Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

  • A. (1), (2) và (3)
  • B. (2), (3) và (4)
  • C. (3), (4) và (5)
  • D. (2), (5) và (6)

Câu 13 (NB): Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn

  • A. Phôi.      
  • B. Phôi và hậu phôi.
  • C. Hậu phôi.      
  • D. Phôi thai và sau khi sinh.

Câu 14 (NB): Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của

  • A. các hệ cơ quan trong cơ thể.
  • B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.
  • C. các mô trong cơ thể.
  • D. các cơ quan trong cơ thể.

Câu 15 (TH): Vì sao vào thời kì dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí?

  • A. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone sinh trưởng.
  • B. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone estrogen (nữ) và testosterone (nam).
  • C. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone thyroxin.
  • D. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone testosterone (nữ) và estrogen (nam).

Câu 16 (TH): Ở giai đoạn trả em, hormone sinh trưởng tiết ra quá ít sẽ dẫn đến

  • A. Mất bản năng sinh dục.
  • B. Trở thành người khổng lồ.
  • C. Trở thành người bé nhỏ.
  • D. Náp ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.

Câu 17 (NB): Sinh sản là

  • A. Quá trình tạo thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • B. Quá trình tạo thành cơ quan mới, đảm bảo sự phát triển của sinh vật.
  • C. Quá trình tạo thành tế bào mới, đảm bảo cho sự sinh trưởng của sinh vật.
  • D. Quá trình tạo thành cơ thể mới có đặc điểm di truyền giống hệt cơ thể cũ.

Câu 18 (NB): Sinh sản hữu tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • B. Hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác.
  • C. Hình thức sinh sản mà cơ thể phát triển từ bào tử.

Câu 19 (NB): Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

  • A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
  • B. chỉ từ rễ của cây.
  • C. chỉ từ một phần thân của cây.
  • D. chỉ từ lá của cây.

Câu 20 (NB): Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua

  • A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
  • B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
  • C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
  • D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 21 (TH): Xét các ngành thực vật sau:

(1) Hạt trần.

(2) Rêu.

(3) Quyết.

(4) Hạt kín.

Sinh sản bằng bao tử có ở

  • A. (1) và (2).       
  • B. (1) và  (4).
  • C. (2) và (3).       
  • D. (3) và (4).

Câu 22 (TH): Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là

  • A. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
  • B. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  • C. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
  • D. hình thức sinh sản phổ biến.

Câu 23 (NB): Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là

  • A. Nảy chồi.       
  • B. Trinh sinh.
  • C. Phân mảnh.       
  • D. Phân đôi.

Câu 24 (NB): Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp

  • A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tác phát triển thành cơ thể mới.
  • D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 25 (TH):Hạn chế của sinh sản vô tính là ?

  • A. tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi.
  • B. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
  • C. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 26 (TH):  Hạn chế của sinh sản vô tính là ?

  • A. tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi.
  • B. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
  • C. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
  • D. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 27 (TH): Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì sao?

  • A. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • B. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • C. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
  • D. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.

Câu 28 (NB): Đâu không phải ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể?

  • A. Ngành y học- dược học.
  • B. Ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y.
  • C. Ngành lâm nghiệp.
  • D. Ngành thiết bị điện tử

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Nam, nữ ở tuổi dậy thì cần làm gì để bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác?

Câu 2: (VDC) Những biện pháp nào có thể điều khiển số con, điều khiển giới tính ở sinh vật? Thay đổi số con và thay đổi giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. A

1. D

3. B

4. C

5. B

6. C

7. B

8. B

9. D

10. B

11. B

12. D

13. B

14. B

15. B

16. C

17. A

18.  A

19. A

20. C

21. C

22. C

23. B

24. B

25. C

26. C

27. B

28. D

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Nam, nữ ở tuổi dậy thì cần rèn luyện về kĩ năng sống, chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè; tâm sự những lo lắng băn khoăn với người thân hoặc gia đình; duy trì thời gian học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí; cần phân biệt rõ giữa tình yêu và tình bạn trong sáng. Bên cạnh đó cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống, tránh xa các chất kích thích, ...

Câu 2:

 - Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật:

 + Thụ tinh nhân tạo.

 + Thay đổi yếu tố môi trường.

 + Nuôi cấy phôi.

 - Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật:

 + Sử dụng các kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại NST giới tính. Tùy theo mục đích và nhu cầu cần con đực hay con cái để chọn ra loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

 + Nuôi cá rô phu bột bằng 17 - methyltestosterone phối hợp vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

 + Chiếu tia tử ngoại lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế do tằm đực cho nhiều tơ hơn so với tằm cái.

→ Trong chăn nuôi, khi áp dụng được các biện pháp điều khiển số lượng con và giới tính sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi, chủ động hơn để tăng năng suất chăn nuôi.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 11 kết nối, đề thi cuối kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác