Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 28 Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 28 Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở thực vật, cơ quan nào được coi là không quan trọng nhất?

  • A. Mô phân sinh
  • B. Tất cả đều quan trọng như nhau
  • C. Mạch gỗ
  • D. Ploem

Câu 2: Khi bất kì một hệ nào bị tổn thương thì hệ nào sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên?

  • A. Hệ sinh dục
  • B. Hệ tuần hoàn
  • C. Hệ bài tiết
  • D. Hệ thần kinh

Câu 3: Nếu rễ cây bị tổn thương là mất chức năng hút nước và khoáng chất, thì điều gì sẽ xảy ra?

  • A. Cây sẽ dần dần chết
  • B. Tất cả cơ quan hoạt động bình thường
  • C. Chỉ có mạch rây và mạch gỗ là không hoạt động
  • D. Cây héo khô ngay lập tức

Câu 4: Khi hệ thần kinh bị stress thì điều gì sẽ xảy ra? 

  • A. Hệ vận động giảm sức hoạt động
  • B. Hệ tiêu hóa hoạt động chậm
  • C. Tim của hệ tuần hoàn đập nhanh, áp lực máu cao
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Mối liên hệ của bộ xương và các hệ cơ?

  • A. Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, xương tự hoạt động mà không cần hệ cơ. Cơ chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho xương
  • B. Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.
  • C. Hệ cơ là nơi bám cho xương, khi xương tổn thương thì hệ cơ không có vấn đề gì
  • D. Bộ xương tạo khung cho hệ cơ, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho cơ thể. Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.

Câu 6: Khi bị đứt tay, sẽ có những hệ nào tham gia để bảo vệ cơ thể?

  • A. Hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn 
  • B. Chỉ hệ miễn dịch
  • C. Chỉ hệ thần kinh
  • D. Không có đáp án chính xác

Câu 7: Một người thực hiện chạy dài. Khi chạy có mồ hôi chảy ra, tim đập nhanh. Hỏi có những hệ nào tham gia hoạt động mạnh khi người này chạy?

  • A. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp
  • B. Hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp
  • C. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp
  • D. Hệ bài tiết, hệ vận động, hệ hô hấp

Câu 8: Khi bị tụt huyết áp, các hệ cần tham gia để phục hồi trạng thái cơ thể là? 

  • A. Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn 
  • B. Hệ tiêu hóa 
  • C. Hệ tuần hoàn 
  • D. Hệ thần kinh

Câu 9: Mối quan hệ giữa dòng mạch rây và dòng mạch rễ và quang hợp trong cơ thể thực vật?

  • A. Không có mối liên hệ nào 
  • B. Nước là thành phần để quang hợp, nước được vận chuyển 1 chiều từ rễ lên lá hầu hết trải qua mạch gỗ, tuy nhiên nước hoàn toàn có thể vận động và di chuyển xuống dưới trong mạch rây hoặc hoàn toàn có thể vận động và di chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
  • C. Mạch gỗ chỉ vận chuyển nước, mạch rây chỉ vận chuyển chất khoáng, do vậy hai mạch này không có môi quan hệ nào với nhau. 
  • D. Không giải thích được

Câu 10: Mối liên quan giữa quá trình thoát hơi nước và quá trình quang hợp? 

  • A. Lá cây thoát hơi nước qua khí khổng tạo lực hút nước và tạo điều kiện để O2 khuếch tán vào nước. Nước và CO2 được lấy vào lá là nguyên liệu để cây quang hợp 
  • B. Lá cây thoát hơi nước qua khí khổng tạo lực hút nước và tạo điều kiện để O2 khuếch tán vào nước. Nước và O2 được lấy vào lá là nguyên liệu để cây quang hợp 
  • C. Lá cây thoát hơi nước qua khí khổng tạo lực hút nước và tạo điều kiện để CO2 khuếch tán vào nước. Nước và CO2 được lấy vào lá là nguyên liệu để cây quang hợp
  • D. Lá cây thoát hơi nước qua khí khổng tạo lực hút nước và tạo điều kiện để CO2 khuếch tán vào nước. Nước và O2 được lấy vào lá là nguyên liệu để cây quang hợp

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Sử dụng kiến thức và hiểu biết để điền câu trả lời chính xác từ câu 1 đến câu 7 vào đoạn nội dung sau:

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các (1) … trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn (2) …. Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ (3) …), thở nhanh và sâu (hệ (4) …), mồ hôi tiết nhiều (hệ (5) …),... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự (6) …. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của (7) … (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hormone do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).

Câu 1: Chỗ chấm số (1) là?

  • A. Mô
  • B. Cơ quan
  • C. Thụ cảm
  • D. Cảm giác

Câu 2: Chỗ chấm số (2) là?

  • A. Không có sự thống nhất
  • B. Liên tiếp nhau
  • C. Thống nhất với nhau
  • D. Tách biệt nhau

Câu 3: Chỗ chấm số (3) là?

  • A. Tuần hoàn
  • B. Nội tiết
  • C. Sinh sản
  • D. Cơ

Câu 4: Chỗ chấm số (4) là?

  • A. Cơ 
  • B. Hô hấp
  • C. Tuần hoàn 
  • D. Thần kinh

Câu 5: Chỗ chấm số (5) là?

  • A. Tuần hoàn
  • B. Thần kinh
  • C. Bài tiết
  • D. Hô hấp

Câu 6: Chỗ chấm số (6) là?

  • A. Phối hợp hoạt động
  • B. Phân biệt hoạt động 
  • C. Hoạt động tách rời 
  • D. Hoạt động liền nhau

Câu 7: Chỗ chấm số (7) là? 

  • A. Hệ bài tiết
  • B. Hệ nội tiết
  • C. Hệ thần kinh
  • D. Hệ tuần hoàn

Câu 8: Nếu hệ thần kinh trung ương bị tê liệt hoặc rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Thì điều nào sau đây đúng? 

  • A. Hoạt động của hệ vận động diễn ra bình thường 
  • B. Xúc giác bị tê liệt, hệ vận động tạm dừng hoạt động 
  • C. 5 giác quan đều hoạt động bình thường 
  • D. Ý thức, hệ thần kinh hoạt động bình thường

Câu 9: Khi hệ hô hấp ngừng hoạt động, thì điều gì xảy ra?

  • A. Các hệ khác hoạt động bình thường
  • B. Tất cả các hệ dừng hoạt động
  • C. Trừ hệ bài tiết, các hệ khác hoạt động bình thường 
  • D. Trừ hệ sinh dục, các hệ khác đều dừng hoạt động

Câu 10: Trong hoạt động lao động, các cơ quan cần được tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng và 02. Hệ thần kinh điều khiển tim tăng cường nhịp đập, các mạch máu ở các cơ bắp dãn ra để dòng máu đưa glucôzơ và 02 đến cung cấp kịp thời cho nhu cầu của các cơ đó, đồng thời đưa C02 và các sản phẩm của quá trình chuyển hoá trong các cơ quan đến các cơ quan bài tiết hoặc các tế bào của cơ thể như gan, phổi, thận. Trong khi đó, các tế bào alpha của đảo tuỵ thuộc tuyến tụy tiết ra glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen dự trữ trong các tế bào gan và cơ thành glucôzơ đưa vào máu để cung cấp cho các cơ quan đang hoạt động.

Đây là ví dụ về điều gì?

  • A. Sự hoạt động của cơ thể 
  • B. Sự phối hợp giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết
  • C. Chức năng của hệ thần kinh
  • D. Chức năng của hệ nội tiết

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu hai quá trình sinh lý có quan hệ với nhau trong cơ thể động vật? 

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào mà quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ với nhau?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Giải thích mối quan hệ giữa quá trình thụ phấn và kết quả?

Câu 2 ( 4 điểm). Hãy nói về vai trò của các hormon thực vật trong việc điều hòa các quá trình sinh lý?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mối liên hệ của hệ tiêu hóa và tuần hoàn?

  • A. Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường trong và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng khó hấp thụ để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
  • B. Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
  • C. Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các đơn chất vô cơ để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
  • D. Mỗi hệ đều có chức năng riêng và không có mối liên hệ

Câu 2: Mối liên hệ giữa hệ bài tiết và hệ tuần hoàn?

  • A. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của hệ tuần hoàn
  • B. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài không qua hệ tuần hoàn
  • C. Mỗi hệ đều có chức năng riêng và không có mối liên hệ
  • D. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Câu 3: Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài. Đây là mối quan hệ của hệ nào?

  • A. Hô hấp và bài tiết
  • B. Hô hấp và thần kinh
  • C. Hô hấp, bài tiết, tiêu hóa và tuần hoàn
  • D. Hô hấp và nội tiết

Câu 4: Nếu cây không quang hợp thì?

  • A. Cây héo ngay lập tức
  • B. Cây chết ngay lập tức
  • C. Cây hô hấp và sống bình thường
  • D. Không có nguyên liệu cho hô hấp, cây sẽ chết

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu hai quá trình sinh lý có quan hệ với nhau trong cơ thể thực vật?

Câu 2: Hãy giải thích sự liên quan giữa quá trình thụ phấn và kết quả sinh sản hữu tính của thực vật?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hệ nào là quan trọng nhất trong cơ thể?

  • A. Thần kinh
  • B. Nội tiết
  • C. Tuần hoàn 
  • D. Tất cả các hệ điều quan trọng như nhau

Câu 2: Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?

  • A. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
  • B. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là O2 và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
  • C. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và O2 lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
  • D. Mỗi quá trình đều có chức năng riêng và không có mối liên hệ

Câu 3: Khi hệ tiêu hóa không có thức ăn để thực hiện hoạt động thì điều gì sẽ xảy ra?

  • A. Mọi thứ diễn ra bình thường
  • B. Tất cả các cơ quan, giác qua sẽ giảm hiệu suất hoạt động, có khi là tạm ngưng hoạt động
  • C. Các giác quan bị ngừng hoạt động ngay lập tức
  • D. Trừ hệ tuần hoàn, các hệ khác không hoạt động

Câu 4: Nếu quá trình hấp thụ nước ở rễ bị cản trở thì?

  • A. Hoa và quả vẫn phát triển tốt
  • B. Mạch rây và mạch gỗ sẽ bị đứt
  • C. Cây vẫn sống bình thường
  • D. Thiếu nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu hai quá trình sinh lý có quan hệ với nhau trong cơ thể con người?

Câu 2. Tại sao hệ tiêu hóa và hệ bài tiết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của động vật?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 bài 28 Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 kết nối, đề thi sinh học 11 kết nối tri thức bài 28

Bình luận

Giải bài tập những môn khác