Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 SINH HỌC 11 Kết nối tri thức ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (NB): Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  • A. từ môi trường.
  • B. từ môi trường ngoài cơ thể.
  • C. từ môi trường trong cơ thể.
  • D. từ các sinh vật khác.

Câu 2 (NB): Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

  • A. Các nhận biết.
  • B. Các kích thích.
  • C. Các cảm ứng.
  • D. Các phản ứng.

Câu 3 (TH): Cho ví dụ sau: Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?

  • A. Quang hợp.
  • B. Hô hấp.
  • C. Thoát hơi nước.
  • D. Cảm ứng.

Câu 4 (NB): Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

  • A. tác nhân kích thích từ một hướng
  • B. sự phân giải sắc tố
  • C. đóng khí khổng
  • D. sự thay đổi hàm lượng nucleic acid

Câu 5 (NB): Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?

  • A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương
  • B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương
  • C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm
  • D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương

Câu 6 (NB):  Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  • A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  • B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  • C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  • D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 7 (NB): Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A. tính hướng tiếp xúc.
  • B. tính hướng sáng.
  • C. tính hướng hoá.
  • D. tính hướng nước.

Câu 8 (TH): Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của 

  • A. hướng tiếp xúc.
  • B. hướng trọng lực dương.
  • C. hướng sáng.
  • D. hướng trọng lực âm.

Câu 9 (TH): Vận động cảm ứng khép lá ở cây trinh nữ có cơ chế giống với vận động nào sau đây? 

  • A. Quấn vòng của tua cuốn.       
  • B. Bắt mồi ở cây ăn sâu bọ.
  • C. Rễ cây mọc về phía có nguồn nước.                         
  • D. Mở cánh hoa của cây họ Cúc.

Câu 10 (TH): Khi nói về hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) ngọn cây có tính hướng đất âm.                          

(2) rễ cây có tính hướng trọng lực dương.

(3) rễ cây có tính hướng sáng âm.                             

(4) ngọn cây có tính hướng sáng âm.

Số phát biểu đúng là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 11 (NB): Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

  • A. duỗi thẳng cơ thể.
  • B. co toàn bộ cơ thể.
  • C. di chuyển đi chỗ khác.
  • D. co ở phần cơ thể bị kích thích.

Câu 12 (NB): Nội dung nào sau đây đúng?

  • A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra nhanh hơn nhiều so với động vật.
  • B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
  • C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển.
  • D. Cảm ứng ở động vật và thực vật không giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Câu 13 (NB): Trường hợp nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?

  • A. ánh sáng chói chiểu vào mắt, ta nheo mắt lại.
  • B. chuột túi mới sinh có thể tự bò vào túi mẹ.
  • C. nghe tiếng sấm nổ ta giật mình.
  • D. nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi.

Câu 14 (NB): Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là

  • A. Hệ thần kinh dạng lưới.
  • B. Hệ thần kinh dạng chuỗi.
  • C. Hệ thần kinh dạng ống.
  • D. Không so sánh được sự tiến hóa.

Câu 15 (TH): Ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, phản xạ diễn ra theo trật tự:

  • A. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
  • B. các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng.
  • C. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ.
  • D. chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

Câu 16 (TH): Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp

(2) thủy tức

(3) đỉa

(4) trùng roi

(5) giun tròn

(6) gián 

(7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 17 (TH):  Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?

  • A. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường.
  • B. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện.
  • C. Phản xạ của động vật càng nhanh.
  • D. Không xác định được ảnh hưởng.

Câu 18 (NB): Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 19 (TH): Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản

2. Chúng có tuổi thọ ngắn

3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron

4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

  • A. 1, 2, 4
  • B. 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 20 (TH): Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?

1. thức ăn

2. hoạt động sinh sản

3. hướng nước chảy

4. thời tiết không thuận lợi

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 21 (NB): Sinh trưởng ở sinh vật là

  • A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
  • B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
  • C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô.
  • D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.

Câu 22 (NB): Phát triển của sinh vật là

  • A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
  • B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
  • C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
  • D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 23 (TH): Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa
  • B. Cơ thể thực vật tạo hạt
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 24 (NB): Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

  • A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
  • B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  • C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
  • D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 25 (NB):Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do

  • A. Kích thước tế bào tăng lên
  • B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
  • C. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
  • D. Sự nguyên phân  của các tế bào mô phân sinh.

Câu 26 (NB): Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

  • A. Ở thân
  • B. Ở chồi nách
  • C. Ở đỉnh rễ
  • D. Ở chồi đỉnh

Câu 27 (TH): Cho các bộ phận sau:

1. đỉnh dễ

2. Thân

3. chồi nách

4. Chồi đỉnh

5. Hoa

6. Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

  • A. (1), (2) và (3)
  • B. (2), (3) và (4)
  • C. (3), (4) và (5)
  • D. (2), (5) và (6)

Câu 28 (TH): Người ta xếp những trái cà chua xanh cạnh cà chua chín với để làm gì?

 Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 2

  • A. Quả chín có hormone auxin làm cho những quả xanh lớn lên.
  • B. Quả xanh có hormone abscisic acid làm chậm quá trình thối của cà chua chín
  • C. Quả chín có hormone ethylene, kích thích cho những quả xanh nhanh chín.
  • D. Xếp quả xanh lẫn quả chín cho đẹp.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Độc tố tetrodotoxin có trong cá nóc ngăn chặn quá trình khử cực và đảo cực trên các sợi thần kinh có thể gây tử vong ở người ăn cá nóc. Giải thích.

Câu 2: (VD) Quan sát lát cắt ngang của cây thân gỗ sau và cho biết cây bao nhiêu tuổi. Có thể sử dụng vòng gỗ để tìm hiểu về đặc điểm khí hậu ở địa phương nơi thực vật đó sinh sống không? Giải thích.

 Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 2

Câu 3: (VDC) Một số loài sếu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp người ta phải cách li các con sếu non mới nở cho chúng tiếp xúc với hình ảnh, âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy đối tượng chuyển động khác, kể cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. A

 2. B

3. D

4. A

5. B

6. C

7. C

8. A

9. B

10. C

11. B

12. C

13. D

14. C

15. B

16. D

17. A

18. A

19. B

20. B

21. A

22. A

23. C

24. B

25. D

26. A

27. D

28. C

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Cơ chế gây độc của Tetrodotoxin trong cơ thể là ức chế hoạt động bơm kênh Na-K và kênh Natrium thấm vận động qua màng tế bào, do đó ngăn chặn quá trình khử cực, đảo cực và tái phân cực trên các sợi thần kinh cảm giác làm cho xung thần kinh mang thông tin đâu không thể lan truyền về đồi thị và vỏ não gây ra liệt cơ, liệt hô hấp, đồng thời Tetrodotoxin còn phát động vùng cảm nhận hóa học gây nôn, nôn liên tục.

Câu 2:

 - Xác định tuổi thọ của cây thông qua đếm vòng gỗ. Có 10 vòng gỗ chứng tỏ cây 10 năm tuổi.

 - Có thể sử dụng vòng gỗ để tìm hiểu về đặc điểm khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ) ở địa phương nơi thực vật đó sinh sống bởi vì sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài nên cây sẽ biểu hiện những đặc điểm khí hậu ở vùng đó.

Câu 3:

Con người làm như thế bởi vì một số loài sếu có tập tính in vết, in vết ở chim có hiệu quả nhất ở giai đoạn vừa mới sinh ra cho đến hai ngày. Khi mới nở ra, chim non có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên, thường thì vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên là chim mẹ, sau đó chúng di chuyển theo mẹ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 11 kết nối, đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác