Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 SINH HỌC 11 Kết nối tri thức ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Cảm ứng ở sinh vật là

  • A. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
  • B. Sự tiếp nhận và phản ứng của thực vật đối với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho thực vật thích ứng với môi trường sống.
  • C. Sự tiếp nhận và phản ứng của động vật đối với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho động vật thích ứng với môi trường sống.           
  • D.  Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật không thích ứng với môi trường sống.

Câu 2: (NB) Vài trò của cảm ứng đối với sinh vật là

  • A. Đảm bảo cho sinh vật sinh sản.
  • B. Đảm bảo cho sinh vật phát triển.
  • C. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
  • D. Đảm bảo cho sinh vật lớn lên.

Câu 3: (TH) Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  • A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  • B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  • C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  • D. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 4: (NB) Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa là gì?

  • A. Cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  • B. Rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  • C. Cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  • D. Rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 5 (NB): Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?

  • A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương
  • B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương
  • C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm
  • D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương

Câu 6 (NB): Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  • A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  • B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  • C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  • D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 7 (NB): Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A. tính hướng tiếp xúc.
  • B. tính hướng sáng.
  • C. tính hướng hoá.
  • D. tính hướng nước.

Câu 8 (TH): Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?

(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.

(3) Cây nho leo trên giàn cao

(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.

(5) Em làm bài tập về nhà

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (1), (2), (3), (5).
  • C. (1), (2), (4), (5).
  • D. (2), (3), (4), (5).

Câu 9 (TH): Vận động nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng? 

  • A. Sự khép lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học.    
  • B. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí.
  • C. Vận động nở hoa.                                              
  • D. Sự khép lá của cây họ Đậu lúc hoàng hôn.

Câu 10 (TH): Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về ánh sáng là do bao nhiêu nguyên nhân trong số các nguyên nhân sau? 

  • A. Auxin phân bố không đều ở hai phía ít hay nhiều ánh sáng.
  • B. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng.
  • C. Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào.
  • D. Lượng auxin nhiều ức chế sự sinh trưởng của tế bào.

Câu 11 (NB): Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

  • A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Câu 12 (NB): Nội dung nào sau đây đúng?

  • A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra nhanh hơn nhiều so với động vật.
  • B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
  • C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển.
  • D. Cảm ứng ở động vật và thực vật không giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Câu 13 (NB): Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là

  • A. Hệ thần kinh dạng lưới.
  • B. Hệ thần kinh dạng chuỗi.
  • C. Hệ thần kinh dạng ống.
  • D. Không so sánh được sự tiến hóa.

Câu 14 (NB): Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  • A. Cá, lưỡng cư. 
  • B. Bò sát, chim, thú. 
  • C. Thuỷ tức. 
  • D. Giup dẹp, đỉa, côn trùng. 

Câu 15 (TH): Thuộc loại phản xạ không điều kiện là

  • A. nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.
  • B. nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.
  • C. nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.
  • D. hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.

Câu 16 (TH): Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

  • A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
  • B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
  • C. Có số lượng hạn chế.
  • D. Thường do vỏ não điều khiển.

Câu 17 (TH):  Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?

  • A. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường.
  • B. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện.
  • C. Phản xạ của động vật càng nhanh.
  • D. Không xác định được ảnh hưởng

Câu 18 (NB): Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 19 (TH): Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  • A. Tập tính kiếm ăn.
  • B. Tập tính di cư.
  • C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
  • D. Tập tính sinh sản.

Câu 20 (TH): Xét các tập tính sau :

(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại.

(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu.

(3) Ve kêu vào mùa hè.

(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc.

(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là.

  • A. (2) và (5).       
  • B. (3) và (5).
  • C. (3) và (4).       
  • D. (4) và (5).

Câu 21 (NB): Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?

  • A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
  • B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
  • C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
  • D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.

Câu 22 (NB): Phát triển của sinh vật là

  • A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
  • B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
  • C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
  • D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 23 (TH): Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa
  • B. Cơ thể thực vật tạo hạt
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 24 (NB): Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

  • A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
  • B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  • C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
  • D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 25 (NB):Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do

  • A. Kích thước tế bào tăng lên
  • B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
  • C. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
  • D. Sự nguyên phân  của các tế bào mô phân sinh.

Câu 26 (NB): Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

  • A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
  • B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
  • C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
  • D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 27 (TH): Cho các hormone sau:

(1) Auxin

(2) Abscisic acid

(3) Gibberellin

(4) Ethylene

(5) Cytokinine

Các hormone kich thích sinh trưởng là:

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (1), (3), (5).
  • C. (2), (4).
  • D. (3), (4), (5).

Câu 28 (TH): Đối với các cây trồng lấy sợi như: đay; cây trồng lấy gỗ người ta không cắt ngọn

  • A. Duy trì ưu thế đỉnh để giúp thân dài nhất
  • B. Để cho thân cây to, có nhiều nhánh
  • C. Kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế
  • D. Để cây có thể vươn đón ánh sáng

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Độc tố tetrodotoxin có trong cá nóc ngăn chặn quá trình khử cực và đảo cực trên các sợi thần kinh có thể gây tử vong ở người ăn cá nóc. Giải thích.

Câu 2: (VD) Trong sản xuất, người ta thường kéo dài giai đoạn sinh trưởng và phát triển sinh dưỡng của những đối tượng cây trồng nào? Nêu một số biện pháp để thực hiện.

Câu 3: (VDC) Một số loài sếu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp người ta phải cách li các con sếu non mới nở cho chúng tiếp xúc với hình ảnh, âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy đối tượng chuyển động khác, kể cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. A

 2. C

3. B

4. C

5. B

6. C

7. C

8. A

9. A

10. B

11. D

12. C

13. C

14. D

15. C

16. C

17. A

18. A

19. C

20. C

21. B

22. A

23. C

24. B

25. D

26. B

27. B

28. A

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Cơ chế gây độc của Tetrodotoxin trong cơ thể là ức chế hoạt động bơm kênh Na-K và kênh Natrium thấm vận động qua màng tế bào, do đó ngăn chặn quá trình khử cực, đảo cực và tái phân cực trên các sợi thần kinh cảm giác làm cho xung thần kinh mang thông tin đâu không thể lan truyền về đồi thị và vỏ não gây ra liệt cơ, liệt hô hấp, đồng thời Tetrodotoxin còn phát động vùng cảm nhận hóa học gây nôn, nôn liên tục.

Câu 2:

Trong sản xuất, người ta thường kéo dài giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh dưỡng của những đối tượng cây trồng lấy ngắn ngày, những loài cây sửu dụng lá, thân, củ để làm sản phẩm nông nghiệp.

Biện pháp: Bổ sung gibberellin để tăng chiều dài của thân và lóng do gibberellin kích thích sự phân chia và dãn dài của tế bào.

Câu 3:

Con người làm như thế bởi vì một số loài sếu có tập tính in vết, in vết ở chim có hiệu quả nhất ở giai đoạn vừa mới sinh ra cho đến hai ngày. Khi mới nở ra, chim non có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên, thường thì vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên là chim mẹ, sau đó chúng di chuyển theo mẹ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 11 kết nối, đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác