Đề số 1: Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình dinh dưỡng ở động vật gồm?

  • A. Lấy thức ăn, tiêu hóa, thải chất cặn bã
  • B. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng 
  • C. Săn mồi, tiêu hóa, thải chất cặn bã
  • D. Săn mồi, tiêu hóa, hấp thụ và thải chất cặn bã

Câu 2: Có mấy kiểu lấy thức ăn của động vật?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 3

Câu 3: Muỗi là loài động vật?

  • A. Ăn hút
  • B. Săn mồi
  • C. Ăn lọc
  • D. Ăn thức ăn rắn kích cỡ nhỏ

Câu 4: Trai là loài động vật?

  • A. Ăn mềm
  • B. Ăn hút
  • C. Ăn tạp
  • D. Ăn lọc

Câu 5: Hồ là loài động vật?

  • A. Ăn hút
  • B. Ăn thức ăn rắn có kích cỡ khác nhau
  • C. Ăn lọc
  • D. Ăn tạp

Câu 6: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là?

  • A. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
  •  B. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
  •  Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
  •  Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

Câu 7: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

  • A. Tuyến nước bọt.
  • B. Khoang miệng.
  • C. Dạ dày
  • D. Thực quản

Câu 8: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa?

  • A. Ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào
  • B. Ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
  • C. Nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  • D. Ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Câu 9: Vì sao càng nhai cơm lâu thì càng cảm thấy ngọt? Đây là hình thức tiêu hóa gì?

  • A. Vì trong nước bọt có chứa Enzyme Amilase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường Glucose; Đây là tiêu hóa cơ học và hóa học
  • B. Vì trong nước bọt có chứa Enzyme Amilase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường Glucose; Đây là tiêu hóa hóa học
  • C. Vì trong nước bọt có chứa Enzyme Amilase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường Glucose; Đây là tiêu hóa cơ học
  • D. Vì trong nước bọt có chứa Enzyme Amilase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều muối của Glucose; Đây là tiêu hóa hóa học

Câu 10: Vì sao trâu và bò đều ăn cỏ mà thịt của chúng lại khác nhau?

  • A. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra lipid, mà lipid lại đặc trưng cho từng loài. Cấu trúc lipid do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau
  • B. Do trâu bị đột biến cấu trúc gen thành một loài mới, nên cho dù ăn cỏ cùng loại cũng sẽ khác bò
  • C. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra protein, mà protein lại đặc trưng cho từng loài. Cấu trúc protein do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau
  • D. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra estrogen, mà estrogen lại đặc trưng cho từng loài. Cấu trúc estrogen do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau

 


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

A

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

A

A

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác