Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức bài Dữ liệu lôgic

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 10 bài Dữ liệu lôgic kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Các đại lượng lôgic có thể nhận các giá trị nào sau đây?

  • A. Đúng hoặc Sai.
  • B. Lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
  • C. Bằng nhau.
  • D. Không thể nhận giá trị nào.

Câu 2: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau

  • A. 9 là số chính phương.
  • B. 23 là số nguyên tố.
  • C. 0 là số tự nhiên nhỏ nhất có 1 chữ số.
  • D.10 là số nguyên tố và là số tự nhiên nhỏ nhất có 2 chữ số.

Câu 3: Trong một biểu thức lôgic, phép nào được thực hiện trước tiên?

  • A. Phép tuyển.
  • B. Phép hợp.
  • C. Các phép toán trong dấu ngoặc.
  • D. Đồng thời tất cả.

Câu 4: Phép toán p AND q chỉ đúng khi nào?

  • A. Khi cả p và q đều đúng.
  • B. Khi ít nhất một trong p hoặc q đúng.
  • C. Khi p và q có giá trị khác nhau.
  • D. Cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng.

Câu 5: Cho mệnh đề “9 là số nguyên tố”, tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề trên?

  • A. “5 là số nguyên tố”.
  • B. “9 không phải là số tự nhiên”.
  • C. “9 là không là số nguyên tố”.
  • D. “0 là số tự nhiên”.

Câu 6: Cho a, b là hai số tự nhiên. Mệnh đề nào sai?

  • A. Nếu a, b là hai số lẻ thì ab lẻ.
  • B. Nếu a chẵn và b lẻ thì ab lẻ.
  • C. Nếu a và b lẻ thì a + b chẵn.
  • D. Nếu a2 lẻ thì a lẻ.

Câu 7: Mệnh đề có tính chất nào sau đây?

  • A. Chỉ đúng.
  • B. Chỉ sai.
  • C. Đúng hoặc sai.
  • D. Đúng và sai.

Câu 8: Để biểu diễn dữ liệu lôgic, có ngôn ngữ lập trình dùng 2 kí tự nào sau đây?

  • A. Đ và S.
  • B. D và S.
  • C. T và F.
  • D. Không sử dụng kí tự nào.

Câu 9: Phép tuyển (phép cộng lôgic) của 2 mệnh đề đúng cho ra kết quả là gì?

  • A. Sai.
  • B. Không có giá trị.
  • C. Đúng.
  • D. Sai hoặc Đúng.

Câu 10: Tìm mệnh đề hội của 2 mệnh đề: “Nam chăm chỉ” và “Nam học rất giỏi”?

  • A. Nam chăm chỉ và Nam học rất giỏi.
  • B. Nam học rất giỏi hoặc Nam chăm chỉ.
  • C. Nam không chăm chỉ và Nam học rất giỏi.
  • D. Nam chăm chỉ nhưng Nam không học giỏi.

Câu 11: Các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai” được thể hiện lần lượt trong đại số lôgic bởi số nào?

  • A. 0 và 1.
  • B. 2 và 1.
  • C. 1 và 0.
  • D. -1 và 1.

Câu 12: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sau đây có mệnh đề đảo sai?

  • A. Tứ giác là hình bình hành thì có hai cặp cạnh đối bằng nhau.
  • B. Tam giác đều thì có ba góc có số đo bằng 60$^{0}$.
  • C. Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
  • D. Một tứ giác có bốn góc vuông thì tứ giác đó là hình chữ nhật.

Câu 13: Mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?

  • A. 9 là số nguyên tố.
  • B. 5 là hợp số.
  • C. 3,2 là số vô tỉ.
  • D. 0 không là số nguyên tố, cũng không là hợp số.

Câu 14: Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề?

(I) Hãy mở cửa ra!

(II) Số 20 chia hết cho 8

(III) Số 17 là một số nguyên tố.

(IV) Bạn có thích ăn phở không?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Trong ngôn ngữ lập trình Python, giá trị đúng thể hiện bởi

  • A. Đ.
  • B. Đúng.
  • C. 0.
  • D. Bất kì số nào khác 0.

Câu 16: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

  • A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau.
  • B. Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại.
  • C. Một tam giác là tam giác đều khi và chủ khi nó có hai đường trung tuyến bằng nhau và có một góc bằng 60$^{0}$.
  • D. Một tứ giác là hình chữ nhật khi và chỉ khi nó có 3 góc vuông.

Câu 17: Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay hàm có thể mang giá trị lôgic hay không?

  • A. Có.
  • B. Không.
  • C. Vừa có vừa không.
  • D. Không thể mang giá trị lôgic.

Câu 18: Cần ít nhất bao nhiêu bit để biểu diễn dữ liệu lôgic?

  • A. 0.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 19: Cần bao nhiêu bít để biểu diễn dữ liệu lôgic?

  • A. 8.
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. 3.

Câu 20: Phép hội, hay còn gọi là phép nhân lôgic được kí hiệu bởi từ tiếng anh nào?

  • A. OR.
  • B. AND.
  • C. NOT.
  • D. MORE.

Câu 21: Phép tính nào cho giá trị đúng khi p và q có giá trị khác nhau?

  • A. p AND q.
  • B. p XOR q.
  • C. p OR q.
  • D. NOT p.

Câu 22: Đâu là thông tin có hai giá trị đối lập, có thể quy về kiểu lôgic?

  • A. Đáp án đúng/ Đáp án sai.
  • B. Trời sáng/ Trời tối.
  • C. Có mùi/ Không mùi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Kết quả của phép hội mệnh đề p và mệnh đề phủ định của p là gì?

  • A. 1 hoặc 0.
  • B. Không có kết quả.
  • C. 1.
  • D. 0.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác