Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 2 Đa thức một biến

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 2 Đa thức một biến - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho đa thức: $P(y) = y^{2} − 10 + 3y^{2} − 9y + 4 − 7y.$

Rút gọn biểu thức sau và sắp xếp theo lũy thừa tăng của biến y, ta được đa thức nào trong các đa thức sau đây?

  • A. $y^{2} − 10 − 9y;$
  • B. $6 − 2y + 4y^{2}$;
  • C. $− 6 − 16y + 4y^{2}$;
  • D. $− 6 + 16y + 4y^{2}$.

Câu 2: Biểu thức nào sau đây không là đa thức một biến?

  • A. $a^{2}$;
  • B. $a^{2} − 5$;
  • C. 1;
  • D. $\frac{5}{5-a}$

Câu 3: Bậc của đa thức $y − 3 + 2y^{4} − 3y^{3}$ là:

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 4: Tính giá trị của đa thức $M(t) = 2t^{3} + 4t^{2} − 16t + 3$ khi t = $\frac{1}{4}$

  • A. $\frac{13}{23}$
  • B. $\frac{-5}{16}$
  • C. $\frac{25}{32}$
  • D. $\frac{-23}{32}$

Câu 5: Biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến?

  • A. $5x + x^{2}$;
  • B. 2x − 1;
  • C. −2;
  • D. y − 2.

Câu 6: Nghiệm của đa thức B(x) = x$^{2}$ + 5 là:

  • A. −1;
  • B. 1;
  • C. {1; −1};
  • D. Không có nghiệm.

Câu 7: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = a;
  • B. x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = 0;
  • C. x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(0) = a;
  • D. x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(0) = 0.

Câu 8: Diện tích một hình vuông được tính bởi biểu thức S(x) = x$^{2}$. Tính giá trị của S biết x là nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 8.

  • A. 16;
  • B. 25;
  • C. 36;
  • D. 9.

Câu 9: “Đơn thức một biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc … giữa các số và biến đó”. Chọn phương án đúng để điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

  • A. một tổng;
  • B. một tích;
  • C. một hiệu;
  • D. một thuơng.

Câu 10: Bậc của đa thức $10 − 2x + 3x^{2}$ là:

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 11: Vận tốc của một chiếc xe máy đi từ A đến B được tính theo biểu thức v(t) = $\frac{120}{t}$ trong đó v là vận tốc tính bằng km/h và t là thời gian tính bằng giờ. Tính vận tốc xe máy biết thời gian xe máy đi từ A đến B là 4 giờ.

  • A. 40 km/h;
  • B. 30 km/h;
  • C. 25 km/h;
  • D. 20 km/h.

Câu 12: Biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến?

  • A. x + y;
  • B. $y^{2}$;
  • C. x − 1;
  • D. $−y^{2} + 2y$.

Câu 13: Có bao nhiêu biểu thức sau đây là đa thức một biến?

$A = x^{2} − 2x + 3 ; B = 2y − x ; C = \frac{2x^{2}}{x-1};D=\frac{2y-3}{5}$

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 14: Cho đa thức: $U(x) = 4 − 2x^{2} + 7x − 5x^{3} + 3x^{2} + 8 − 3x.$

Rút gọn biểu thức trên và sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến x, ta được đa thức nào trong các đa thức sau đây?

  • A. $− 5x^{3} + x^{2} + 4x + 12;$
  • B. $12 + 4x + x^{2} − 5x^{3}$;
  • C. $− 5x^{3} − x^{2} + 2x + 4$;
  • D. $− 2x^{3} − x^{2} + 3x + 12$.

Câu 15: Nghiệm của đa thức A(x) = 4x − 5 là:

  • A. 2
  • B. $\frac{3}{4}$
  • C. $\frac{1}{4}$
  • D. $\frac{5}{4}$

Câu 16: Đa thức nào sau đây là đa thức một biến?

  • A. x + y – 1;
  • B. $x^{2} – 2x + 7$;
  • C. $x^{2} + y^{2} – xy$;
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Cho các khẳng định sau:

(I) Số 0 là đa thức bậc 0.

(II) Các số thực khác 0 là đa thức bậc 1.

Chọn khẳng định đúng nhất:

  • A. Chỉ có (I) đúng;
  • B. Chỉ có (II) đúng;
  • C. Cả (I) và (II) đều đúng;
  • D. Cả (I) và (II) đều sai.

Câu 18: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó khi ở dạng thu gọn;
  • B. Hệ số cao nhất của đa thức một biến (khác đa thức không) là hệ số lớn nhất của biến trong đa thức đó khi ở dạng thu gọn;
  • C. Hệ số tự do của đa thức một biến (khác đa thức không) là số hạng không chứa biến trong đa thức đó khi ở dạng thu gọn;
  • D. Hệ số cao nhất của đa thức một biến (khác đa thức không) là hệ số của lũy thừa với số mũ cao nhất của biến trong đa thức đó khi ở dạng thu gọn.

Câu 19: Nghiệm của đa thức T(y) = y$^{2}$ − 10y + 9 là:

  • A. 9;
  • B. 1;
  • C. {1; 9};
  • D.{9; 10}.

Câu 20: Diện tích của một mảnh đất hình chữ nhật được biểu thị bởi đa thức F(x) = x(x + 3) . Hãy tính diện tích của mảnh đất ấy khi x = 2 m.

  • A. 20 m$^{2}$;
  • B. 10 m$^{2}$;
  • C. 24 m$^{2}$;
  • D. 14 m$^{2}$.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác