Bài tập nhận biết màu sắc của các vật

Bài 1: Tại sao khi ta đặt một vật có màu đỏ dưới ánh sáng màu trắng thì ta thấy vật có màu đỏ. Khi đặt vật có màu tím dưới ánh sáng trắng thì ta thấy vật có màu tím…..?

Bài 2: Hãy giải thích tại sao nước biển đựng trong cái cốc thì không có màu xanh mà ở biển lại có màu xanh?

Bài 3: Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu lục. Sau đó hướng chùm tia ló khỏi tấm lọc lên bề mặt ghi của một đĩa CD. Quan sát rồi cho biết chùm tia phản xạ trên mặt đĩa có màu gì? Đó có phải là chùm đơn sắc hay không?


Bài 1: Vì trong ánh sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu. Do đó khi đặt vật có màu đỏ dưới ánh sáng trắng thì vật đó sẽ tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ có trong ánh sáng trắng, nên ta sẽ thấy nó có màu đỏ. Tương tự như vậy, khi ta đặt vật có màu tím dưới ánh sáng trắng thì ta sẽ thấy nó có màu tím..

Bài 2: Nước biển có màu xanh vì ánh sáng mặt trời (ánh áng trắng) chiếu vào mặt nước biển thì nước biển có khả năng hấp thụ hết các màu sắc khác của ánh sáng trắng và chỉ cho ánh sáng màu xanh tán xạ. Vì vậy ta nhìn thấy nước biển xanh.

Nước biển đựng trong cốc không có màu xanh vì lượng nước trong cốc quá ít, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào nước trong cốc chỉ có khả năng hấp thụ một phần nhỏ các màu sắc khác nhau của ánh sáng trắng và tán xạ hầu như hoàn toàn ánh sáng trắng. Vì vậy ta nhìn nước trong cốc có màu trắng.

Bài 3: Chùm ánh sáng trắng chứa đủ các màu thành phần từ đỏ đến tím. Vì thế khi qua một tấm lọc màu lục, chỉ có tia sáng màu lục qua được. Sau đó hướng chùm tia ló màu lục lên bề mặt ghi của một đĩa CD, thì chùm tia phản xạ trên mặt đĩa duy nhất có màu lục. Đó là chùm đơn sắc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...