Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

Bài 3: Một khung dây dẫn kín đặt trong một từ trường như hình:

Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

Hãy cho biết trong trường hợp nào sau đây trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều? Giải thích?

a, Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang.

b, Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng.

Bài 4: Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng O phía trên của một cuộn dây kín C như hình sau. Hỏi trong cuộn dây C có dòng điện cảm ứng hay không? Nếu có thì đó là dòng điện xoay chiều hay không đổi?

Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

Bài 5: Đặt một kim nam châm trước một nam châm điện. Nếu dòng điện qua cuộn dây là dòng điện xoay chiều thì có hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều


Bài 3:

a, Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang không xuất hienj dòng điện xoay chiều. Vì các đường sức từ của nam châm song song với phương nằm ngang nên không có đương sức từ nào đi qua tiết diện khung dây. Vì vậy khung dây quay theo trục PQ các đường sức từ qua khung luôn không đổi và bằng 0.

b, Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng xuất hiện dòng điện xoay chiều. Vì khi đó khung quay theo trục AB các đường sức từ qua khung luôn thay đổi => có dòng điện xoay chiều.

Bài 4: Trong cuộn dây C có dòng điện cảm ứng. Đó là dòng điện xoay chiều, vì nam châm thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại giống nhau quanh vị trí cân bằng (gọi là dao động tuần hoàn có chu kì). Như vậy sự biến thiên của số đường sức từ qua cuộn dây tăng, giảm lặp đi lặp lại đều đặn. Khi đường sức từ tăng dòng điện cảm ứng xuất hiện theo một chiều nào đó, thì khi giảm, dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại => dòng điện xoay chiều.

Bài 5: Kim nam châm quay tròn

Vì dòng điện qua cuộn dây là dòng xoay chiều, nên cực từ của nam châm điện luân phiên thay đổi. Lực từ tác dụng lên kim nam châm cũng luân phiên thay đổi (hút – đẩy) làm kim nam châm quay tròn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...