Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 6 CD bài 13: Nhà nước Âu Lạc

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Quân sự và quốc phòng nước ta thời Âu Lạc có gì nổi bật? 

Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc? 

Câu 3: Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu Lạc. Hậu quả và bài học kinh nghiệm.  


Câu 1: 

Về quân sự, quốc phòng: 

- Xây dựng thành Cổ Loa: Thời Âu Lạc, An Dương Vương đã cho xây dựng Thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Đây là công trình kiến trúc lớn và độc đáo trong việc xây dựng của dân tộc ta. Là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ. 

- Lực lượng quốc phòng: Thời Âu Lạc có quân đội mạnh, gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ sử dụng mũi tên bằng đồng. Có hệ thống thuyền chiến vừa để luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu. 

Câu 2: 

  • Giống nhau: 

- Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản, vua có quyền quyết định tối cao. 

- Giúp vua cai trị là các Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ. 

  • Khác nhau: 

- Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

- Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội ngày nay). 

- Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là kinh đô trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát triển cao hơn. 

- Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng, có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ thần”.

Câu 3: 

  • Nguyên nhân: 

- Do kẻ thù mưu kế tạo nội gián để phá hoại, chia rẽ từ bên trong. 

- Do chủ quan, thiếu cảnh giác đối với kẻ thù, An Dương Vương đã thất bại trong lần xâm lược thứ hai của nhà Triệu. 

- Do nội bộ nhà nước Âu Lạc chia rẽ, nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy yếu. 

  • Hậu quả: Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ không chỉ của nhà Triệu mà còn của các triều đại phong kiến phương Bắc trong hàng nghìn năm. 
  • Bài học kinh nghiệm: 

- Quan tâm nhiều đến khối đoàn kết nội bộ dân tộc. 

- Nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu và hành động của kẻ thù. 

- Câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ là lời dặn dò của người xưa đối với thế hệ mai sau bài học giữ nước.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều