Đề số 5: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 6 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở:

  • A. Tam Đảo
  • B. Sơn Tây
  • C. Tuyên Quang
  • D. Thăng Long

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu kéo dài được bao lâu?

  • A. 1 năm
  • B. 10 năm 
  • C. 50 năm
  • D. 150 năm

Câu 3: Thời Trịnh Giang, ai được trọng dụng?

  • A. Quan lại cao cấp có tài và thẳng thắn
  • B. Hoạn quan
  • C. Quan lại cấp thấp và người thân gia đình
  • D. Những người có học

Câu 4: Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài:

  • A. Có bước phát triển mới về tính quyền lực
  • B. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc 
  • C. Chuyển sang một chế độ hoàn toàn khác
  • D. Không còn mang bản sắc phong kiến tập quyền

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

Câu 2: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì?

 


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

B

B

Tự luận:

Câu 1:

* Kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII:

  • Kết quả: phong trào nông dân ở Đàng Ngoài kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
  • Ý nghĩa: 
    • Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công.
    • Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...
  • Tác động: phong trào đã giáng đòn mạnh mẽ và đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2:

* Hậu quả của sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài: 

  • Mất mùa, lũ lụt liên tục xảy ra, ruộng đất bị bọn cường hào, địa chủ, quan lại chiếm khiến nông dân rơi vào tình cảnh đói khổ, bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn nganh đầy đường.
  • Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

=>Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác