Đề số 6: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 5 Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là:

  • A. Hoàng Sa và Trường Sa
  • B. Tây Sa và Tam Sa
  • C. Trường Sa và đảo Phú Quốc
  • D. Hoàng Sa và đảo Phú Quốc

Câu 2: Bãi Cát Vàng là chỉ:

  • A. Quần đảo Hoàng Sa
  • B. Quần đảo Trường Sa
  • C. Quần đảo Tây Sa
  • D. Quần đảo Phú Quốc

Câu 3: Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục:

  • A. Xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong
  • B. Củng cố việc phòng thủ đất Thuận – Quảng
  • C. Vừa thực hiện chính sách khai hoang, đẩy mạnh việc khai phá các vùng đất mới.
  • D. Xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, củng cố việc phòng thủ đất Thuận – Quảng, thực hiện chính sách khai hoang, đẩy mạnh việc khai phá các vùng đất mới.

Câu 4: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn không làm chủ vùng đất/biển nào?

  • A. Vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau
  • B. Các đảo, quần đảo ở Biển Đông
  • C. Vịnh Thái Lan
  • D. Vùng đất núi cao phía Bắc

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Câu 2: Để thực thi chủ quyền của nước Đại Việt đối với Hoàng Sa và Trường Sa Chúa Nguyễn đã làm gì?

 


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

D

D

Tự luận:

Câu 1:

* Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải:

  • Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo. Nhiệm vụ của họ là thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm (gươm, súng, vàng, bạc, đỗ đồng, thiếc, chì,...), các hải sản quý (đồi mỗi, ba ba, hải sâm,...), từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
  • Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII). Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 2:

Để thực thi chủ quyền của nước Đại Việt đối với Hoàng Sa và Trường Sa Chúa Nguyễn đã thành lập hải đội hoàng sa, đội Bắc Hải đảm nhận nhiệm vụ canh giữ và khai thác các đảo ở Biển Đông, khai thác các sản vật biển, hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm về thu nộp lại cho triều đình.

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác