Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2: Trang 69 sgk Địa lí 9

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.


Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó, việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.


Trắc nghiệm địa lí 9 bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: phát triển nghề rừng, phát triển rừng theo hướng nông lâm kết hợp, rừng ở trung du và miền núi bắc bộ, Giải địa lí 9 câu 2 trang 69 sgk

Bình luận

Giải bài tập những môn khác