Câu hỏi tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 6: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 6: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng việt 4 Cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Dưới đây là dàn bài miêu tả cây ổi, hãy đọc và cho biết cây được miêu tả theo cách nào?

Mở bài: Giới thiệu cây định tả.

Thân bài:

- Giới thiệu dáng cây.

- Thân cây: Tròn, nhẵn bóng, vỏ cây màu nâu nhạt. Thỉnh thoảng có những miếng vỏ khô tróc ra khỏi cây, cho thân một lớp da mới.

- Lá cây: Xanh sẫm, hình thuôn tròn hoặc hình ô van. Những đường gân trắng xếp đều đặn dọc theo xương cuống lá.

- Hoa: Trắng, nhụy vàng.

- Trái: Da trái màu xanh, với lớp thịt trắng dày, giòn, ruột trắng, hạt ổi màu vàng cứng. Trái xanh mang vị chát, trái chín vị ngọt.

Kết bài: Nêu tình cảm của bản thân đối với cây ổi.

Câu 2: Bài văn tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Theo em tả cây cối là gì?

Câu 2: Nêu những cách mở bài văn tả cây cối?

Câu 3: Chúng ta có những cách miêu tả nào về cây cối?

Câu 4: Cho biết đoạn văn trên miêu tả cây cối theo trình tự nào?

“Mùa đông, gạo thu mình ngủ giấc thật dài, lớp vỏ cây sẫm lại. Lá co cụm quấn mình giữ ấm. Xuân về, cây bừng tỉnh giấc dài, nụ và lá vươn mình đón nắng. Hạ qua tắm đượm những cơn mưa rào, cây lộng lẫy trên vương miện ánh sáng mặt trời, vừa rạng rỡ vừa tỏa bóng mát lành. Những bông hoa tươi thắm như nụ cười em bé ngày khai trường. Thu đến, cây mơ màng những câu hát buồn, lá ngâm nga thả mình về với đất mẹ.”

Câu 5: “Những tán lá bàng to và xòe rộng, mỗi chiếc lá in những vân sẫm, thân cây cao và vững trãi, rễ cây thì bám chặt vào đất.” Câu văn trên miêu tả cây bàng theo trình tự nào?

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Theo em nên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cây cối?

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh) trong văn miêu tả cây cối?

Câu 3: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Nêu các cách kết bài của bài văn miêu tả cây cối?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Lá bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, lúc ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

  1. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?
  2. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 6 Viết 2 - Luyện tập tả cây cối, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 4 Cánh diều bài 6 Viết 2 - Luyện tập tả cây cối, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 4 Cánh diều bài 6 Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác