Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 14: Arene

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời sáng tạo bài 14 Arene. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1 

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Công thức phân tử của benzene là

  • A. C6H6
  • B. C2H4
  • C. C2H2
  • D. CH4

Câu 2: Benzene có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, tuy nhiên khi benzene đi vào cơ thể, nhân thơm bị oxi hóa theo những cơ chế phức tạp tạo hợp chất có thể gây ưng thư. Vì vậy, ngày nay người ta thay benzene bằng toluene làm dung môi trong các phòng thí nghiệm hữu cơ. Công thức phân tử của toluene là

  • A. C6H6
  • B. C6H5CH3
  • C. C6H5CH=CH2
  • D. CH3-C6H4-CH3

Câu 3: Alkyl benzene là hydrocarbon có chứa

  • A. Vòng benzene
  • B. Gốc alkyl và vòng benzene
  • C. Gốc alkyl và 1 phân tử benzene
  • D. Gốc alkyl và 1 vòng benzene

Câu 4: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là

  • A. Phenyl và benzyl
  • B. Vinyl và anlyl
  • C. Anlyl và vinyl
  • D. Benzyl và phenyl

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzene?

  • A. Vị trí 1, 2 gọi là ortho
  • B. Vị trí 1,4 gọi là para
  • C. Vị trí 1, 3 gọi là meta
  • D. Vị trí 1, 5 gọi là ortho

Câu 6: Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là

  • A. CH2=CH2 + H2O (xt, to)
  • B. C6H6 + Cl2 (askt)
  • C. C6H5CH=CH2 + Br2
  • D. C6H5CH3 + dung dịch KMnO4

Câu 7: A là đồng đẳng của benzene có công thức là (C3H4)n. Công thức phân tử của A là

  • A. C3H6
  • B. C6H8
  • C. C9H12
  • D. C12H16

Câu 8: Khi nói trên vòng benzene có sẵn nhóm thế -X thì nhóm thế thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p-. Vậy -X là những nhóm thế nào?

  • A. -CnH2n+1, -OH, -NH2
  • B. -OCH3, -NH2, -NO2
  • C. -CH3, -NH2, -COOH
  • D. -NO2, -COOH, -SO3H

Câu 9: Xét một số nhóm thế trên vòng benzene gồm CH3-, -COOH, -OCH3, -NH2, -COCH3, -COOC2H5, 

-NO2, -Cl và -SO3H. Trong số này có bao nhiêu nhóm định hướng trên nhân thơm vào vị trí meta?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 10: Xét phản ứng C6H5−CH=CH2 + KMnO4 → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O

Tổng hệ số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình hóa học trên là

  • A. 27
  • B. 31
  • C. 24
  • D. 34

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong phân tử benzene

  • A. Sáu nguyên tử carbon nằm ở sáu đỉnh của một lục giác đều
  • B. Sáu nguyên tử carbon nằm ở sáu đỉnh của một lăng trụ đứng
  • C. Các nguyên tử carbon nằm ở đỉnh của một hình tứ diện
  • D. Các nguyên tử hydrogen và carbon cùng nằm ở đỉnh của hình đa giác

Câu 2: Tính chất vật lí chung của arene là

  • A. Độc
  • B. Không tan trong nước
  • C. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Ngày nay arene hầu hết được điều chế từ

  • A. Khí thiên nhiên, qua quá trình cracking
  • B. Dầu mỏ, qua quá trình reforming
  • C. Benzene, qua quá trình trùng ngưng
  • D. Alkene, qua phản ứng cộng

Câu 4: Ứng dụng của benzene là

  • A. Sản xuất phẩm nhuộm
  • B. Sản xuất dược phẩm
  • C. Sản xuất chất tẩy rửa
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Styrene có ứng dụng chính trong việc

  • A. Sản xuất phẩm nhuộm
  • B. Sản xuất polystyrene
  • C. Sản xuất tơ polyester
  • D. Cả A, B và C

Câu 6: Dung dịch bromine có thể phân biệt cặp chất nào sau đây?

  • A. Ethene và propene
  • B. Ethylene và styrene
  • C. Methane và propane
  • D. Toluene và styrene

Câu 7: Để phân biệt benzene, toluen, styrene chỉ bằng một thuốc thử, người ta chọn

  • A. Dung dịch KMnO4
  • B. Dung dịch Br2
  • C. Dung dịch HCl
  • D. Dung dịch NaOH

Câu 8: Số đồng phân dẫn xuất arene có công thức phân tử C7H7Cl là

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 9: Số hydrocarbon thơm có cùng công thức phân tử C9H12 là

  • A. 7
  • B. 9
  • C. 5
  • D. 8

Câu 10: Hydrocarbon X có công thức phân tử C12H10 không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường và cả khi đun nóng. Cho X phản ứng với HNO3/H2SO4 thu được sản phẩm C12H9NO2. Số lượng chất C12H9NO2 có thể tạo ra là

  • A. 1 chất
  • B. 2 chất
  • C. 3 chất
  • D. 4 chất

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày phản ứng halogen hóa benzene và toluene?

Câu 2 (4 điểm). Tính toán lượng CO2 sinh ra khi đốt cháy 1000 lít khí đốt (gas) với hàm lượng khí metan (CH4) là 95% và hàm lượng khí ethan (C2H6) là 5%?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Trình bày về phản ứng nitro hóa benzene và toluene?

Câu 2 (4 điểm). Tính toán lượng khí NOx sinh ra khi đốt cháy 10 kg toluene với hiệu suất đốt cháy là 95%?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cho các công thức c

Công thức cấu tạo của benzene là

  • A. (1) và (2)
  • B. (1) và (3) 
  • C. (2) và (3)
  • D. (1); (2) và (3)

Câu 2: Styrene là tên gọi khác của

  • A. Benzene
  • B. Naphthalene
  • C. Vinylbenzene
  • D. Toluene

Câu 3. Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzene

  • A. C8H10
  • B. C6H8
  • C. C8H8
  • D. C9H12

Câu 4.  Khi nói trên vòng benzene có sẵn nhóm thế -X thì nhóm thế thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p-. Vậy -X là những nhóm thế nào?

  • A. -CnH2n+1, -OH, -NH2
  • B. -OCH3, -NH2, -NO2
  • C. -CH3, -NH2, -COOH
  • D. -NO2, -COOH, -SO3H

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Ứng dụng của Arene?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày về phản ứng oxy hóa của benzene?

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nhóm BTX bao gồm

  • A. Naphthalene, toluene, xylene
  • B. Benzene, toluene, xylene
  • C. Benzene, toluene, styrene
  • D. Naphthalene, styrene, toluene

Câu 2: Toluene là tên gọi khác của

  • A. Methylbenzene
  • B. Vinylbenzene
  • C. Xylene
  • D. Naphthalene

Câu 3. Tiến hành thí nghiệm cho nitrobenzene tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4 (đ), nóng ta thấy

  • A. Không có phản ứng xảy ra
  • B. Phản ứng dễ hơn benzene, ưu tiên vị trí meta
  • C. Phản ứng khó hơn benzene, ưu tiên vị trí meta
  • D. Phản ứng khó hơn benzene, ưu tiên vị trí ortho

Câu 4. Số hydrocarbon thơm có cùng công thức phân tử C9H12 là

  • A. 7
  • B. 9
  • C. 5
  • D. 8

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm):  Arene là gì?

Câu 2(2 điểm): Đốt cháy hết 9,18 g 2 đồng đẳng của benzene A, B thu được 8,1 g H2O và CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 vào 100ml dd NaOH 1M thu được m g muối. Giá trị của m và thành phần của muối?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 14 Arene, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 14

Bình luận

Giải bài tập những môn khác