Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 1

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …”

 (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao)

Câu 1 (1.0 điểm): Nêu vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích?

Câu 2 (1.0 điểm): Những kiểu câu nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn văn bản trên kể theo giọng kể của ai?

Câu 4 (1.0 điểm): Tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến đối tượng nào? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Nêu cảm nhận của anh chị về hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên của Xuân Quỳnh.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Vị trí: Đoạn trích trên nằm ở đầu tác phẩm - Vị trí: Đoạn trích trên nằm ở đầu tác phẩm

- Đoạn trích về tiếng chửi của Chí Phèo gây ấn tượng mạnh với người đọc về một Chí Phèo say khướt. - Đoạn trích về tiếng chửi của Chí Phèo gây ấn tượng mạnh với người đọc về một Chí Phèo say khướt.

Câu 2:

Những loại câu được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là: câu kể, câu hỏi, câu cảm thán.

Câu 3:

Đoạn văn trên kể theo giọng của tác giả - ngôi kể thứ ba.

Câu 4:

Tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến đối tượng: trời, đời, tất cả làng Vũ Đại, đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn.

=> Đối tượng không cụ thể và ngày càng thu hẹp.

- Tiếng chửi có ý nghĩa: - Tiếng chửi có ý nghĩa:

+ Bộc lộ bản chất lưu manh, côn đồ, tha hóa của Chí Phèo từ khi đi tù về + Bộc lộ bản chất lưu manh, côn đồ, tha hóa của Chí Phèo từ khi đi tù về

+ Thể hiện nỗi đau khổ, tuyệt vọng và khát khao giao tiếp của một con người cô độc, khốn khổ, bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi, khát khao được hòa nhập với cuộc đời, được đối thoại được coi như một con người trong cộng đồng. + Thể hiện nỗi đau khổ, tuyệt vọng và khát khao giao tiếp của một con người cô độc, khốn khổ, bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi, khát khao được hòa nhập với cuộc đời, được đối thoại được coi như một con người trong cộng đồng.

  • B. PHẦN VIẾT

Câu 1:

Sóng là bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn cùa nhà thơ cũng như những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng trung tâm - hình tượng "sóng", cả bài thơ là những con sóng tâm linh của tác giả được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn vô hồi. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ, lúc thì hòa nhập, lúc là sự phân thân của "em". Người phụ nữ trong bài thơ soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để thể hiện tâm trạng của mình. Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã tìm được một cách diễn tả và biểu hiện tâm trạng của mình một cách chân thành, trong sáng.

Cả bài thơ, hình tượng "sóng" được gợi ra bằng âm điệu. Bài thơ có một âm điệu nhịp nhàng, lúc dạt dào sôi nổi, lúc thầm thì lắng sâu, gợi lên âm hưởng những đợt sóng liên tiếp. Nhịp sóng đó cũng là nhịp lòng của tác giả, một tâm hồn không thể yên định, đầy biến động, chảy trôi và chất chứa những khát khao rạo rực.

Mỗi đặc tính của sóng đều tương hợp với một khía cạnh trạng thái của tâm hồn. Sóng "dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ", những trạng thái tương phản, cũng như tâm tính, tính khí của người con gái đang yêu: họ sống với những trạng thái trái ngược trong lòng, nó chứa đựng những khát khao và sức mạnh tiềm ẩn. Với khát vọng lớn lao như thế, sóng không chịu dừng lại ở sông, vì "không hiểu mình", sóng phải "tìm ra tận bể", hành trình ra bể rộng, từ bỏ những giới hạn chật hẹp tìm đến chân trời bao la của tâm hồn. Ra đến bể rộng, con sóng mới thật sự tìm thấy mình, nhận thức được mọi sức mạnh và khát khao của nó.

Sóng là vĩnh hằng với thời gian, cũng như nỗi khát vọng tình yêu của loài người - nỗi khát vọng bồi hồi trong tim tuổi trẻ:

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

Sóng là sự nhận thức về cái (quy luật) không thể cắt nghĩa được của tình yêu.

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Sóng là nỗi nhớ da diết, giày vò. Nó lấp đầy cả không gian, nó chiếm cả tầng sâu và bể rộng, nó trải dài trong mọi thời gian:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Như nỗi lòng người con gái:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Nếu như ở trên, sóng thể hiện sự vô biên và những bí ẩn của tình yêu, thì ở đoạn này những khát khao của sóng lại thật rõ ràng và giản dị: sóng khát khao tới bờ như em mong có anh. Tình yêu của người phụ nữ ở đây thật mãnh liệt, nhưng cũng thật trong sáng, dung dị, một tình yêu chung thủy và trọn vẹn.

Cuối cùng, sóng cũng nói giúp cho nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn, hết mình trong tình yêu, cho tình yêu và được hòa nhập với cái vĩnh hằng bằng chính tình yêu của mình:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Qua hình tượng "sóng" và cả bài thơ, chúng ta cảm nhận được sức sống và vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao và rung động rạo rực của lòng mình trong tình yêu. Đó thật là một nét mới mẻ, thậm chí hiện đại trong thơ ca. Tâm hồn ấy giàu khát khao, không chút nào yên định mà luôn sôi nổi, rạo rực "vì tình yêu muôn thuở, có bao giờ đứng yên" (Thuyền và biển). Nhưng đó cũng lại là một tâm hồn trong sáng, tha thiết và đắm say, một tình yêu thủy chung, tuyệt đối dâng hiến trọn vẹn đến quên mình. Nó rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ trong những quan niệm bền vững của dân tộc.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác