Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 2

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

( Sóng – Xuân Quỳnh)

Câu 1 (1.0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn trích. Việc lựa chọn thể thơ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện âm hưởng của lời thơ?

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp, sự luân phiên bằng trắc cùng ý nghĩa biểu đạt của các tính từ được sử dụng trong hai câu thơ in đậm.

Câu 3 (1.0 điểm): Yếu tố thời gian được gieo trong hai câu thơ Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế mang lại ý nghĩa gì cho hình tượng sóng và em?

Câu 4 (1.0 điểm): Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn trích

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích 12 câu đầu trong đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thể thơ của đoạn trích là: thể thơ 5 chữ - Thể thơ của đoạn trích là: thể thơ 5 chữ

- Tác dụng của việc lựa chọn thể thơ 5 chữ trong việc thể hiện âm hưởng của lời thơ là: Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ hầu như không ngắt nhịp góp phần tạo nên âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi nhịp các con sóng liên tiếp nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu, lắng lại. - Tác dụng của việc lựa chọn thể thơ 5 chữ trong việc thể hiện âm hưởng của lời thơ là: Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ hầu như không ngắt nhịp góp phần tạo nên âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi nhịp các con sóng liên tiếp nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu, lắng lại.

Câu 2:

Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp, sự luân phiên bằng trắc trong hai câu thơ in đậm là: lời thơ ngắt nhịp 2/3, đồng thời có sự thay đổi tuần hoàn luân phiên các thanh bằng – trắc trong các nhịp ngắt và trong các tiếng cuối của các vế câu thơ (dội – ào – êm – lẽ). Tất cả những điều đó đã khiến cho hai câu thơ như trao đưa giữa những đối cực: dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ.

Ý nghĩa biểu đạt của các tính từ được sử dụng trong hai câu thơ in đậm là: - Sự xuất hiện của các tính từ với các sắc thái ý nghĩa tương phản và sắc thái ngữ âm đối lập nhau (dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ) gợi đến sự thất thường. Giống như sóng giữa đại dương bao la lúc thì êm dịu ru bờ, khi lại cồn cào bão tố, trái tim trong tình yêu của người phụ nữ cũng vui buồn, hờn giận, cay đắng, yêu thương, ghét bỏ…; người phụ nữ có khi vừa vui đã lại buồn, vừa gần gũi nhưng bỗng xa xôi.

Câu 3:

Yếu tố thời gian được gieo trong hai câu thơ Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế mang lại ý nghĩa là:

+ Sóng được đặt trong phạm trù thời gian ngày xưa – quá khứ và ngày sau – tương lai. Những từ ngữ chỉ thời gian mang ý nghĩa tiếp nối, đối lập cùng ý nghĩa khẳng định của từ vẫn thế đem đến ý niệm về sự vĩnh hằng về sóng. Điều này rất phù hợp với thực tế: biển luôn là một thế giới vô biên, vĩnh viễn, xao động bởi những con sóng. + Sóng được đặt trong phạm trù thời gian ngày xưa – quá khứ và ngày sau – tương lai. Những từ ngữ chỉ thời gian mang ý nghĩa tiếp nối, đối lập cùng ý nghĩa khẳng định của từ vẫn thế đem đến ý niệm về sự vĩnh hằng về sóng. Điều này rất phù hợp với thực tế: biển luôn là một thế giới vô biên, vĩnh viễn, xao động bởi những con sóng.

+ Sự hòa nhập tinh tế giữa các nét nghĩa ẩn dụ khi tình yêu soi vào sóng để tự nhận thức mình đã đem đến những liên tưởng về tình yêu của em: Giống như những con sóng cứ mãi dào dạt, mãi cồn cào, mãnh liệt trong lòng biển thì những khát vọng tình yêu mãnh liệt trong trái tim em cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. + Sự hòa nhập tinh tế giữa các nét nghĩa ẩn dụ khi tình yêu soi vào sóng để tự nhận thức mình đã đem đến những liên tưởng về tình yêu của em: Giống như những con sóng cứ mãi dào dạt, mãi cồn cào, mãnh liệt trong lòng biển thì những khát vọng tình yêu mãnh liệt trong trái tim em cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại.

Câu 4:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối: ẩn dụ (ngực trẻ). - Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối: ẩn dụ (ngực trẻ).

- Hiệu quả:  - Hiệu quả:

+ Trước biển cả mênh mông, qua cảm nhận về thị giác, chúng ta luôn nhận thấy mặt biển vồng căng lên. Trong suy ngẫm, liên tưởng của người phụ nữ đang yêu, mặt biển giống như lồng ngực cường tráng, trẻ trung của trời đất và sóng giống như nhịp đập trong trái tim rạo rực yêu đương của biển. + Trước biển cả mênh mông, qua cảm nhận về thị giác, chúng ta luôn nhận thấy mặt biển vồng căng lên. Trong suy ngẫm, liên tưởng của người phụ nữ đang yêu, mặt biển giống như lồng ngực cường tráng, trẻ trung của trời đất và sóng giống như nhịp đập trong trái tim rạo rực yêu đương của biển.

+ Chữ trẻ mang đến cảm nhận về những nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người. Chính tình yêu khiến cho con người muôn đời tươi trẻ. + Chữ trẻ mang đến cảm nhận về những nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người. Chính tình yêu khiến cho con người muôn đời tươi trẻ.

  • B. PHẦN VIẾT

Câu 1:

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Nguyễn Du đã từng chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tác nên kiệt tác ''Truyện Kiều".

"Trao duyên" là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ, dang dở tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng, nỗi đau tột cùng của Kiều về số phận bi thương của đời mình. Đồng thời, đoạn trích cũng đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của, khát vọng hạnh phúc của con người trong đó tiêu biểu nhất là đoạn thơ:

"Cậy em em có chịu lời
...
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"

Sau khi thu xếp xong việc bán mình để cứu cha và em ''Tờ hoa đã kí, cân vàng mới trao''. Ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh ra đi. Đêm ấy, Kiều bồi hồi thương cho chàng Kim, tìm cách trả nợ tình cho chàng. "Đèn thắp sáng đêm nước mắt đầm đìa / Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn", nhân lúc Thúy Vân thức dậy hỏi han bây giờ Kiều mới nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Đoạn trích có vai trò quan trọng như một bản lề khép mở hai phần đời đối lập của Kiều là hạnh phúc và đau khổ. Không chỉ thương chị Thúy Vân còn rất hiểu lòng chị, có lẽ vì vậy mà chuyện tình duyên vốn dĩ rất khó trao, khó nhận nhưng đã được Thúy Kiều thuyết phục một cách rất thấu tình đạt lí để mở đầu cho cuộc trao duyên đầy đau đớn.

Lời mở đầu của Kiều hết sức thông minh và sắc sảo:

"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

Trong tình thế: ''Hở môi ra cũng thẹn thùng/ Để lòng thì phụ tấm lòng với ai'' nên mở đầu cuộc trao duyên Kiều phải lựa chọn một cách nói, một cách xưng hô đặc biệt. Bởi vậy Kiều không nói nhờ em mà lại nói "cậy em". Bởi vì chữ "cậy" bao hàm cả niềm hi vọng thiết tha của một lời trông cậy có ý nghĩa, nương tựa tin tưởng mối quan hệ ruột thịt gửi gắm nỗi khẩn khoản thiết tha.

Kiều nói "em có chịu lời" chứ không nói "em có nhận lời" ngoài lí do từ "chịu lời" mang sắc thái bắt buộc, Kiều muốn em không được từ chối lời đề nghị của mình mà còn bởi vì Kiều cảm thấy đây là một sự hi sinh lớn lao của em, vì em phải kết duyên với người yêu của chị. Cách nói như thế phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh van nại khẩn thiết của Kiều, tư thế "lạy, thưa" là tư thế của một người chịu ơn với ân nhân của mình, bởi Thúy Vân phải thay Thúy Kiều hi sinh tình duyên của mình mà giúp chị nối duyên chàng Kim, việc làm đó mang ơn em rất lớn.

Kiều đã tạo một bầu không khí trang nghiêm, trịnh trọng vừa tình vừa lễ buộc Thúy Vân không thể không nhận lời. Với cách dùng từ khéo léo và sắc thái chỉ qua hai câu đầu, Nguyễn Du đã mở đầu cuộc trao duyên đầy hồi hộp, trang trọng đồng thời thể hiện được hoàn cảnh éo le, tâm trạng khẩn thiết bế tắc của Kiều.

Sáu câu tiếp theo Kiều kể lại vắn tắt mối tình của nàng với Kim Trọng:

Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Đoạn thơ ngắn gọn hướng vào những chuyện riêng tư tình yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọn trong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch. Có thể nói mối tình của Kiều và Kim Trọng đang đến độ say đắm nhất, nồng nàn nhất thì cơn gia biến ập đến với Kiều, vì thế Kiều đành phải phó thác cho em, vì Kiều cũng rất thấu hiểu cảm giác thiệt thòi của em: "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em".

Kiều phó mặc cho em dang dở hay không em cũng phải gánh vác, chắp mối cho chị. Có thể nói lời Kiều mang giọng điệu sắc thái dứt khoát, nghiêm trang và mang nhiều sức nặng nhưng cũng rất nghẹn ngào đau xót:

Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Có thể nói sự trùng điệp của ba từ: "khi gặp - khi ngày - khi đêm" đã nói đến sự thề ước sâu nặng không thể nuốt lời, càng khẳng định tâm trạng bế tắc của Kiều. Mối tình Kim - Kiều đang mặn nồng cơn gia biến ập đến Kiều buộc phải hi sinh chữ tình vì "chữ hiếu", thậm chí hi sinh cả tấm thân trong trắng ngọc ngà của mình để cứu cả gia đình. Kiều đã nói ra cái cái lí của mình và hi vọng em sẽ thấu hiểu tâm trạng bi kịch của mình.

Tám câu thơ đầu ngoài lời trao duyên, Kiều chủ yếu nói về nỗi bất hạnh của mình nhưng để trao duyên Kiều phải chọn những lời lẽ thuyết phục. Bốn câu tiếp theo Kiều thuyết phục em bằng cả lí lẫn tình:

Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Từ " ngày xuân" mang tính ước lệ có ý chỉ tuổi trẻ của người con gái, Kiều muốn nói tuổi trẻ của em còn dài, và vì "tình máu mủ" giữa chị và em mà thay lời nước non giúp chị. Kiều kêu gọi tình chị em máu mủ ruột thịt thiêng liêng, khơi dậy ở Vân đức hi sinh và lòng vị tha vì người thân. Nếu được mãn nguyện thì dẫu Kiều chết đi dưới chín suối cũng hả dạ vì có được tiếng thơm là người có tình có nghĩa.

Có thể nói đoạn thơ sử dụng khá nhiều thành ngữ, lời lẽ, ý vị kín đáo, vẹn tình. Người nhận có ba lí do không thể khước từ, trước hết Kiều và Vân không cách nhau về tuổi tác, thứ hai lại càng thuyết phục hơn Kiều đang nhờ Vân một điều mà chẳng ai nhờ vả bao giờ. Đã khó nhờ, khó nhận thì chỉ có tình cảm chị em máu mủ mới dễ dàng đồng cảm chấp nhận cho nhau.

Lý do thứ ba nghe như một lời khẩn cầu đầy chua xót:

Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Đó không hẳn là lí do nhưng lại hoàn toàn hợp lí, nó như một lời trăn trối và không ai có thể nhẫn tâm từ chối lí do của một người thân sắp rơi vào hoàn cảnh khôn lường, bất trắc. Người ta nói Nguyễn Du hiểu đời là ở những chỗ như vậy.

Đoạn trích đã bộc lộ nỗi đau tình yêu và số phận bi kịch của nàng Kiều, qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và cả vẻ đẹp tâm hồn của Kiều, một người con gái tài sắc hiếu nghĩa vẹn toàn đã được thể hiện một cách tinh tế và tỏa sáng lấp lánh.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác