Đề thi cuối kì 2 KTPL 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?

A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

     Câu 2 (0,25 điểm). Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự." là nội dung thuộc...

A. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận.

B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận.

D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.

     Câu 3 (0,25 điểm). Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?

A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Nam không vi phạm quyền nào.

C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

     Câu 4 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa

A. Tài liệu, bí mật kinh doanh.

B. Giấy ủy quyền giao dịch dân sự.

C. Công cụ, phương tiện phạm tội.

D. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

     Câu 5 (0,25 điểm). Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền: 

A. Tự do lập hội.

B. Tự do báo chí.

C. Tự do biểu tình.

D. Tự do hội họp.

     Câu 6 (0,25 điểm). Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp ..... Cho phép

A. Cảnh sát.

B. Công an.

C. Tòa án.

D. Pháp luật.

     Câu 7 (0,25 điểm). Công dân có quyền bất khả xâm phạm về .... Việc bắt giữ người phải đúng quy định của pháp luật?

A. Thân thể.

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Lương tâm.

     Câu 8 (0,25 điểm). Công dân vi phạm quyền tự do tín ngưỡng khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Phân biệt đối xử, kì thị người khác vì lý do tôn giáo.

B. Học tập và thực hành các lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng.

C. Tham gia các lễ hội văn hóa - tín ngưỡng tại địa phương.

D. Tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên.

     Câu 9 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

A. Di chúc thừa kế tài sản.

B. Tài liệu liên quan đến vụ án.

C. Hình ảnh di chỉ khảo cổ.

D. Hồ sơ gia phả của dòng họ.

     Câu 10 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Mỗi công dân chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.

B. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.

C. Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

D. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

     Câu 11 (0,25 điểm). Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

B. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.

D. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.

     Câu 12 (0,25 điểm). Bạn Y là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn Y đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Thông cáo báo chí.

B. Đối thoại trực tuyến.

C. Kiểm soát truyền thông.

D. Tự do ngôn luận.

     Câu 13 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.

B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.

C. Bắt người theo quy định của Tòa án.

D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

     Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Nghe thấy chuông điện thoại của K reo, B đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.

B. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.

C. Anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.

D. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.

     Câu 15 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống.T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. Công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.

Câu hỏi: Nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.
  • B. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
  • C. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
  • D. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.

     Câu 16 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

A. Chị H.

B. Bà K.

C. Ông M.

D. Bố mẹ chị H.

     Câu 17 (0,25 điểm). Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.

B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.

C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.

D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.

     Câu 18 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều

A. Bị xử phạt hành chính.

B. Phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. Bị phạt cải tạo không giam giữ.

D. Phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

     Câu 19 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi 

A. Giám hộ trẻ vị thành niên.  

B. Tìm kiếm tù nhân trốn trại. 

C. Theo dõi tội phạm nguy hiểm.

D. Giam, giữ người trái pháp luật.

     Câu 20 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.

C. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

D. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

     Câu 21 (0,25 điểm). Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty). Hành vi của chị A đã vi phạm quyền nào của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

     Câu 22 (0,25 điểm). Anh P thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh P đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân? 

A. Tự do ngôn luận. 

B. Đối thoại trực tuyến.               

C. Quản trị truyền thông.              

D. Thông cáo báo chí.

     Câu 23 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đều?

A. Bị xử phạt hành chính.

B. Phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. Bị phạt cải tạo không giam giữ.

D. Phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

     Câu 24 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?

A. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.

B. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

C. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của người khác.

  

  B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (1,0 điểm).

a. Tự do tín ngưỡng và tôn giáo được hiểu như thế nào?

b. Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a a. Công dân đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, xã hội là thực hiện quyền tự do về ngôn luận, báo chí.

b. Quyền được tiếp cận thông tin là quyền con người có thể tự do đọc, xem, nghe, kể bất cứ thông tin nào nếu muốn.

c. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên tất cả những suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.

d. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí tiếp cận thông tin bắt buộc mọi công dân đều phải tuân theo những nghĩa vụ mà pháp luật quy định về các vấn đề đó. 

Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống sau:

T và D là đôi bạn thân. Một hôm T sang nhà D để lấy điện thoaị nhưng khi đến nhà mới phát hiện ra. T bèn quay lại nhà D để lấy điện thoại nhưng khi đến nơi thì phát hiện cả nhà D đi vắng. Biết nhà D có thói quen giấu chìa khóa dưới chậu cây trước cửa nhà nên T đã lấy chìa khoa mở cửa vào tìm điện thoại của mình, sau đó khóa cửa ra về. 

Theo em, hành vi của T có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không ? Vì sao?

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
CBDCBDAA
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
BCADBDCB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
DBDCDABD

 B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

a. Tự do tín ngưỡng và tôn giáo được hiểu là:

- Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng.

b. Một số quy dịnh cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, mọi người có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.

Câu 2:

HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân để xác định được các ý kiến đúng hay sai dưới đây và giải thích vì sao:

- Thông tin a. Đúng, vì việc đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, của xã hội là do công dân tự thực hiện để nói lên những suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm của bản thân mình, không chịu sự ép buộc, cưỡng chế của bất kì ai.

- Thông tin b. Sai, vì những thông tin như: thông tin cơ mật của quốc gia, của cơ quan, tổ chức, cá nhân... công dân không được phép tiếp cận.

- Thông tin c. Sai, vì việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện quyền này, công dân cần có ý thức tôn trọng người khác, tôn trọng những quy tắc ứng xử chung, tôn trọng và bảo vệ Tổ quốc, không phải muốn nói gì cũng được.

- Thông tin d. Đúng, vì quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Do đó, khi thực hiện quyền của mình, công dân phải tuân theo những nghĩa vụ nhất định để tránh những hành vi vi phạm pháp luật, tránh gây tổn hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, cơ quan và đất nước.

Câu 3:

HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:

Hành vi của T là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. T không thông báo, không nhận được sự đồng ý của chủ nhà mà đã tự ý lấy chìa khoá để mở cửa vào nhà là xâm nhập chỗ ở trái phép, vi phạm quy định của pháp luật

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 cánh diều, đề thi [..]

Bình luận

Giải bài tập những môn khác