Đề thi giữa kì 2 KTPL 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CD ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là

A.  mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.

B.  mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

C.  mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như nhau.

D.  mọi công dân đều có nghĩa vụ nộp thuế.

     Câu 2 (0,25 điểm). Nguyên tắc: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;” nằm trong điều khoản bao nhiêu của Chương I  Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)?

A.  Điều 1.                     B. Điều 2.                        C. Điều 3.                      D. Điều 4.

     Câu 3 (0,25 điểm). Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A.  tôn giáo nào được Nhà nước công nhận sẽ được hưởng quyền nhiều hơn.

B.  các tôn giáo khác nhau chỉ bình đẳng khi được thực hiện nghi lễ của mình.

C.  mọi tôn giáo đều được công nhận và được bảo vệ quyền thực hành tôn giáo.

D.  tất cả các tôn giáo sẽ được tự do thực hành nghi lễ và giáo lí của mình.

     Câu 4 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?

A.  Các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm.

B.  Các dân tộc được tham gia vào bộ máy nhà nước.

C.  Các dân tộc được sử dụng ngôn ngữ của mình.

D.  Các dân tộc có cơ hội lựa chọn hình thức học tập.

     Câu 5 (0,25 điểm). Quyền nào dưới đây là quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A.  Quyền có nơi ở hợp pháp.

B.  Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

C.  Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

D.  Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

     Câu 6 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A.   16 tuổi.

B.   20 tuổi.

C.   21 tuổi.

D.   18 tuổi.

     Câu 7 (0,25 điểm). Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình là thực hiện quyền

A.   tố cáo.

B.   khởi tố.

C.  xét xử.

D.  khiếu nại.

     Câu 8 (0,25 điểm). Bảo về Tổ quốc là

A.  trách nhiệm riêng của nhà nước.

B.  quyền cơ bản, cao quý của công dân.

C.  quyền dân chủ duy nhất của công dân.

D.  trách nhiệm riêng của lực lượng vũ trang.

     Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân?

A.  Công dân bình đẳng về quyền bầu cử và ứng cử.

B.  Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

C.  Công dân bình đẳng về nghĩa vụ làm từ thiện.

D.  Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ học tập.

     Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội?

A.  Đảm bảo công bằng và nhân văn cho mọi thành viên trong xã hội.

B.  Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nam và nữ trong mọi lĩnh vực.

C.  Đảm bảo quyền lợi và cơ hội cho các giới tính khác nhau.

D.  Đảm bảo giới hạn về quyền lợi của nữ trong mọi lĩnh vực.

     Câu 11 (0,25 điểm). Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa ở nội dung nào dưới đây?

A.  Để các dân tộc được phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, giáo dục.

B.  Tạo điều kiện để các dân tộc có sự phát triển ngang bằng nhau về mọi mặt.

C.  Để dân tộc nào cũng giàu có, văn minh.

D.  Để xóa bỏ ngay sự chênh lệch giữa các tỉnh miền núi và các tỉnh đồng bằng.

     Câu 12 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

A.  Tham gia hoạt động thiện nguyện.

B.  Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

C.  Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

D.  Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo.

     Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bầu cử?

A.  Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.

B.  Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.

C.  Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.

D.  Tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.

     Câu 14 (0,25 điểm). Hậu quả nào dưới đây có thể đến với người vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A.  Phải chịu trách nhiệm pháp lí với các mức độ khác nhau.

B.  Bị dư luận xã hội phê phán.

C.  Không thực hiện được quyền công dân.

D.  Không được phát triển về mọi mặt.

     Câu 15 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?

A.   Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.

B.  Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.

C.   Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.

D.  Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

     Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

A.  Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

B.  Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

C.  Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.

D.  Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

     Câu 17 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12A đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12A trường trung học phổ thông X đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

A.  Quyền học tập.

B.  Quyền ứng cử.

C.  Quyền sở hữu tài sản.

D.  Quyền tự do ngôn luận.

     Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

Trường hợp. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.

A.  Bà K và chị M.

B.  Anh Q và chị M.

C.  Bà K và anh Q.

D.  Bà K, anh Q và chị M.

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, anh V và chị P cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?

Trường hợp. Anh V và chị P thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị P nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự  án tái định cư của chính quyền xã, anh V phát biểu về những bất cập của dự án còn chị P đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên.

A.  Kinh tế.

B.  Chính trị.

C.  Văn hóa, đối ngoại.

D.  Quốc phòng, an ninh.

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, anh M đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Khi Hội đồng nhân dân xã X tổ chức buổi tọa đàm để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, anh M (25 tuổi) đã cùng mọi người tích cực phát biểu, trao đổi, đóng góp các ý kiến cho nội dung của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân xã X đã tập hợp các ý kiến của nhân dân và gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

A.  Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.

B.  Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

C.  Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

D.  Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

     Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?

A.  Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử

B.  Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri

C.  Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri

D.  Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh

     Câu 22 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông K được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh A, ông K chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị B (vợ anh A) mà không phát cho bà Q (mẹ anh A). Sau khi nhận được thắc mắc ông K giải thích: Bà Q không biết chữ nên ông K không ghi tên bà Q vào danh sách cử tri của xã.

A.  Anh A.

B.  Chị B.

C.  Ông K.

D.  Bà Q.

     Câu 23 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, Trung tâm ngoại ngữ X đã thực hiện quyền khiếu nại như thế nào?

Trường hợp. Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ X bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoa quyết định thu hồi giấy phép hoạt động vì không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ X không đồng ý với quyết định thu hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ X nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rút đơn khiếu nại.

A.  Uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

B.  Rút đơn khiếu nại khi nhận thấy quyết định thu hồi giấy phép là đúng pháp luật.

C.  Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính

D.  Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

     Câu 24 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, chị V đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Chị V là một kĩ sư công nghệ thông tin, có chuyên môn tốt. Chị nhiều lần tham gia hỗ trợ các cơ quan nhà nước điều tra, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động tội phạm công nghệ cao chống phá Nhà nước, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy bận rộn nhưng chị V cảm thấy rất vinh dự, tự hào vì mình đã đóng góp được một phần công sức nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

A.  Quyền khiếu nại, tố cáo.

B.  Quyền bảo vệ Tổ quốc.

C.  Quyền bầu cử và ứng cử.

D.  Quyền tham gia quản lí nhà nước.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

a. Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

b. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai về quyền bình đẳng trước pháp luật? Hãy sửa lại các câu sai.

1) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2) Pháp luật thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của tất cả mọi người.

3) Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

4) Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như bầu cử, ứng cử, khiếu nại, tố cáo, tự do ngôn luận,...

5) Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án.

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho biết mỗi quy định pháp luật dưới đề cấp đến bình đẳng giới trong lĩnh vực nào. Vì sao?

a. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

b. Nam nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

c. Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

d. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống sau:

Nghi ngờ H lấy trộm điện thoại của con mình nên bà K (cán bộ xã) đã bắt H về trụ sở xã và liên tục có những lời lẽ mắng nhiếc, đe dọa H phải thừa nhận hành vi ăn trộm. Khi phát hiện sự việc chỉ là hiểu nhầm, bà K đã đưa cho H một số tiền và yêu cầu H phải giữ kín, không được kể lại chuyện này cho ai biết, nếu không sẽ gây khó dễ cho gia đình H.

Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì khi biết sự việc này?

 Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
BCCABDDB
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
ADBCCABC
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
ABBCCCBB

Câu 1: 

a. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...

- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử. - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

b. Câu 1), 3) và 5) đúng.

Câu 2) và 4) sai.

Sửa lại:

2) Pháp luật không thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của bất kì đối tượng nào, tầng lớp nào.

4) Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...

Câu 2:

- Thông tin a. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục (Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm năm 2006). - Thông tin a. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục (Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm năm 2006).

- Thông tin b. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế (Điều 17 Luật Bình đẳng giới năm năm 2006). - Thông tin b. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế (Điều 17 Luật Bình đẳng giới năm năm 2006).

- Thông tin c. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm năm 2006). - Thông tin c. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm năm 2006).

- Thông tin d. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm năm 2006). - Thông tin d. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm năm 2006).

Câu 3: HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:

- Nếu là bạn của H, em sẽ giải thích cho H hiểu hành vi của bà K là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền công dân của H và không thực hiện đúng trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. - Nếu là bạn của H, em sẽ giải thích cho H hiểu hành vi của bà K là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền công dân của H và không thực hiện đúng trách nhiệm của một cán bộ nhà nước.

- Em khuyên H nên tố cáo hành vi sai trái của bà K tới cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi. - Em khuyên H nên tố cáo hành vi sai trái của bà K tới cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 cánh diều, đề thi [..]

Bình luận

Giải bài tập những môn khác