Đề thi giữa kì 1 KTPL 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CD ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: “Những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Văn hóa tiêu dùng.
B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để
A. giành giật những điều kiện thuận lợi trong xản xuất.
B. mua được hàng hóa đắt hơn với chất lượng tốt hơn.
C. được lợi ích nhiều nhất từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
D. giành giật những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa.
Câu 3: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
C. Đã có mặt trên thị trường
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
Câu 4: Tác dụng của cung – cầu là gì?
A. Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.
C. Dự đoán xu thế biến động của giá cả.
D. Giảm tình trạng lạm phát tăng cao
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
A. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.
B. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
C. Cạnh tranh là phải sử dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt đối thủ.
D. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
B. Nền kinh tế chỉ tồn tại duy nhất một đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây là sai khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
A. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
B. Trong nền kinh tế, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.
C. Trong nền kinh tế, cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các chủ thể sản xuất.
D. Cần lên án và ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 8: Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?
A. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
B. Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì.
C. Tác động một chiều từ phía thị trường lao động.
D. Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm.
Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa ………. về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.
A. người lao động với nhau.
B. người sử dụng lao động với nhau.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “…… là nơi diễn ra các quan hệ thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng làm động”?
A. Lao động.
B. Thị trường lao động.
C. Việc làm.
D. Thị trường việc làm.
Câu 11: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò
A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.
Câu 12: Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là
A. yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.
B. yếu tố đầu ra, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
C. yếu tố đầu vào, không có ảnh hưởng gì tới chi phí sản xuất.
D. yếu tố đầu ra, không có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các yếu tố cấu thành thị trường lao động?
A. Lượng cung.
B. Lượng cầu.
C. Giá cả sức lao động.
D. Chất lượng lao động.
Câu 14: “Tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm” là chỉ khái niệm nào?
A. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
B. Mất cân bằng cung – cầu.
C. Lạm phát.
D. Thất nghiệp.
Câu 15: Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp có những loại nào?
A. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp trá hình.
C. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo ngành nghề.
D. Thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ.
Câu 16: Chỉ số CPI là chỉ số gì?
A. Chỉ số tỉ lệ lạm phát.
B. Chỉ số giá tiêu dùng.
C. Chỉ số tỉ lệ thất nghiệp.
D. Chỉ số giá hàng hóa.
Câu 17: Chỉ số CPI được tính như thế nào?
A. CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc"  x 100%.
B. CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t"  x 100%.
C. CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc": 100%.
D. CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t": 100%.
Câu 18: Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.
B. Nếu không giỏi ngoại ngữ thì người lao động sẽ không tìm được việc làm.
C. Người lao động không tìm được việc làm do cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại là thuộc loại hình thất nghiệp chu kì.
D. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
Câu 19: Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Như vậy, gia đình H đã:
A. Cạnh tranh tiêu cực.
B. Cạnh tranh không lành mạnh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Chiêu thức trong kinh doanh.
Câu 20: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
- Trường hợp 1. Công ty D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp. - Trường hợp 1. Công ty D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Trường hợp 2. Công ty M luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng. - Trường hợp 2. Công ty M luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
- Trường hợp 3. Tổng công ty may V đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. - Trường hợp 3. Tổng công ty may V đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
A. Công ty D (trong trường hợp 1).
B. Công ty M (trong trường hợp 2).
C. Tổng công ty may V (trong trường hợp 3).
D. Doanh nghiệp A, công ty M và công ty V.
Câu 21: Trường hợp sau thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?
Lực lượng lao động ở nước H tăng nhanh. Để ổn định đời sống của người lao động và phát triển kinh tế, Chính phủ nước này đã có những chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Số việc làm tăng, tạo nhiều cơ hội cho người lao động lựa chọn việc làm phù hợp. Năng suất lao động tăng, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu được lợi nhuận cao hơn, tạo điều kiện cho kinh tế nước H tăng trưởng và phát triển bền vững.
A. Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
C. Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
D. Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
Câu 22: Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?
Thông tin. Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.
A. Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
B. Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.
C. Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
D. Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.
Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Anh M là kĩ sư nông nghiệp từng làm việc ở công ty xuất khẩu nông sản ở tỉnh Đ. Do hoàn cảnh gia đình, anh phải chuyển về thành phố để sinh sống và chưa tìm được việc làm. Vợ anh vốn là giáo viên mầm non nhưng khi về thành phố chỉ xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh với mức lương rất thấp nên chưa muốn đi làm. Bố anh năm nay 55 tuổi đã làm cho một công ty sản xuất ô tô gần 30 năm. Khi doanh nghiệp này thay đổi cơ cấu sử dụng rô bốt thay thế thợ hàn để lắp ráp ô tô, ông đã bị mất việc. Em trai anh M là kĩ sư công nghệ thông tin ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong trường hợp trên, ai là người tự nguyện thất nghiệp?
A. Anh M.
B. Em trai anh M.
C. Bố anh M.
D. Vợ anh M.
Câu 24. Cho bảng sau:

Sản phẩm20202022  

Giá cả 1 sản phẩm

(VNĐ)

Sản lượng

Giá cả 1 sản phẩm

(VNĐ)

Sản lượng 
Bánh quy5.000300080005000
  • Tính chỉ số CPI cho năm 2022 so với năm 2020 trên mặt hàng bánh quy.

A. 150%.
B. 180%.
C. 160%.
D. 120%.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Lạm phát là gì? Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có những loại hình lạm phát nào? 

Câu 2. (2,5 điểm)

a. (1,0 điểm) Xác định xu hướng tuyển dụng của thị trường trong thông tin sau:

Theo bản tin thị trường lao động Việt Nam quý III năm 2022: Năm nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất: công nghiệp chế tạo; thông tin và truyền thông; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ. Năm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất: tài chính, kế toán, nhân viên phần mềm, ngân hàng, marketing. Năm nghề người lao động đi tìm việc nhiều nhất: lao động kĩ thuật trong công nghiệp, hành chính, bán hàng trong lĩnh vực bất động sản, tiếp thị kĩ thuật số bán hàng, y tế và chăm sóc sức khỏe. Dự báo nhu cầu việc làm sẽ tăng ở một số ngành sản xuất phương tiện vận tải, sản xuất sản phẩm điện tử.

b. (1,5 điểm) Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Tại một chợ đầu mối chuyên kinh doanh nông sản, thực phẩm, khu vực nông sản chế biến luôn tấp nập khách mua hàng. Đây là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ những hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương pháp truyền trồng đến các chủ trạng trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại. Mỗi nhà sản xuất đều tích cực giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của mình cho khách hàng. Người tiêu dùng thực sự bị thu hút bởi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,...Mỗi số sản phẩm đặc sắc có lúc khan hiếm hàng do nhiều người tìm mua.

- Nhận xét về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên. - Nhận xét về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên.

- Theo em, vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng? - Theo em, vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
DCBDDBCD
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
CBACCDAB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
ADCABCDC

      

 B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1:

- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. - Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

-  - Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:

+ Lạm phát vừa phải (khi tỉ lệ lạm phát dưới 10%): giá trị đồng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế. + Lạm phát vừa phải (khi tỉ lệ lạm phát dưới 10%): giá trị đồng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.

+ Lạm phát phi mã (khi tỉ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%): đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế. + Lạm phát phi mã (khi tỉ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%): đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.

+ Siêu lạm phát (khi tỉ lệ lạm phát từ 1000% trở lên): đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế. + Siêu lạm phát (khi tỉ lệ lạm phát từ 1000% trở lên): đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.

Câu 2:

a.

- Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên một số xu hướng tuyển dụng như: - Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên một số xu hướng tuyển dụng như:

+ Gia tăng tuyển dụng lao động ở các nhóm ngành, nghề về công nghệ cao, dịch vụ hoặc các ngành, nghề dựa trên nền tảng công nghệ. + Gia tăng tuyển dụng lao động ở các nhóm ngành, nghề về công nghệ cao, dịch vụ hoặc các ngành, nghề dựa trên nền tảng công nghệ.

+ Giảm tuyển dụng lao động ở các nhóm ngành nghề về: nông nghiệp, kĩ thuật công nghiệp giản đơn. + Giảm tuyển dụng lao động ở các nhóm ngành nghề về: nông nghiệp, kĩ thuật công nghiệp giản đơn.

+ Tăng tuyển dụng lao động có chất lượng cao; giảm tuyển dụng lao động giản đơn. + Tăng tuyển dụng lao động có chất lượng cao; giảm tuyển dụng lao động giản đơn.

b. Giải quyết tình huống

- Nhận xét về hành vi cạnh tranh:  - Nhận xét về hành vi cạnh tranh: Bằng các phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ, các nhà sản xuất đều tích cực giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của mình cho khách hàng. => Cạnh tranh lành mạnh

- Mục đích cuối cùng của các chủ thể sản xuất kinh doanh là: bán được nhiều sản phẩm, qua đó để tăng doanh thu, lợi nhuận. Vì vậy, các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng. - Mục đích cuối cùng của các chủ thể sản xuất kinh doanh là: bán được nhiều sản phẩm, qua đó để tăng doanh thu, lợi nhuận. Vì vậy, các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng.

- Một số yếu tố giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng là: giá cả, mẫu mã, chất lượng, tính năng, công dụng… của sản phẩm - Một số yếu tố giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng là: giá cả, mẫu mã, chất lượng, tính năng, công dụng… của sản phẩm

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 cánh diều, đề thi [..]

Bình luận

Giải bài tập những môn khác