Giải thích: Vì sao chạm nhẹ vào cây xấu hổ là lá cây cụp lại?

Khi bạn chạm tay vào lá của cây xấu hổ, dường như nó xấu hổ, liền cụp hết lá lại, rủ xuống.

Giải thích: Vì sao chạm nhẹ vào cây xấu hổ là lá cây cụp lại?

1. Vì sao chạm nhẹ vào cây xấu hổ là lá cây cụp lại?

Khi bạn chạm tay vào lá của cây xấu hổ, dường như nó xấu hổ, liền cụp hết lá lại, rủ xuống.

Toàn bộ điều này dựa vào "Tác dụng áp lực căng của lá cây". Ở phần gốc của cuống lá cây xấu hổ có một nhóm tế bào vách mỏng của "Túi căng nước" ở đầu lá, trong phần đầu lá này chứa đầy nước. Khi bạn dùng tay chạm vào cây xấu hổ, lá bị chấn động, phần nước trong tế bào phần dưới đầu lá lập tức truyền đến phần trên và hai mặt. Thế là phần dưới đầu lá xẹp xuống, phần trên căng phồng lên, cuống lá cũng rủ xuống. Đồng thời, khi lá của cây xấu hổ nhận được kích thích để tạo ra vận động cụp lại sẽ sinh ra một loại điện sinh vật, kích thích tin tức nhanh chóng khuếch tán đến các lá khác, những lá khác liền theo đó cùng nhau cúp hết lại. Một lúc sau, khi kích thích này hết, dưới đầu lá lại dần có đầy nước, lá lại mở ra, khôi phục trạng thái ban đầu. 

2. Tìm hiểu thêm về cây xấu hổ:

  • Cây xấu hổ là 1 loại thực vật sống ít năm trong dòng cây họ đậu, có tên khoa học là Mimosa pudica L, cây còn có nhiều tên gọi khác như: câu trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo.
  • Cây xấu hổ có nguồn gốc từ các vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ, sau đó chúng cũng xuất hiện ở một số nước Châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam.
  • Cây được gọi là cây xấu hổ vì cứ mỗi lần chạm tay vào lá cây cụp rủ xuống e ấp như nàng thiếu nữ.
  • Đặc điểm của cây: Đây là loài cây thân thảo, cao khoảng 40cm. Thân cành lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Lá kép, đều cụp lại khi đụng phải. Hoa nhỏ màu tím hơi hồng, có 4 cánh.
  • Công dụng của cây: Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Trong đó cành lá và rễ là nơi chứa dược tính nhiều nhất.
Từ khóa tìm kiếm: cây xấu hổ, tìm hiểu cây xấu hổ, cây xấu hổ cụp lại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác