Giải thích: Vì sao có ráy tai?

Đối với hầu hết mọi người, ráy tai là là một thứ hết sức khó chịu. Sản phẩm tự sinh không mong muốn này, khiến chúng ta phải mất thêm một khoản thời gian để vệ sinh tai. Tuy nhiên, đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng “Tại sao cơ thể lại liên tục sản sinh ra một thứ phiền toái và vô dụng đến vậy?”

Giải thích: Vì sao có ráy tai?

Vì sao có ráy tai?

Đối với hầu hết mọi người, ráy tai là là một thứ hết sức khó chịu. Sản phẩm tự sinh không mong muốn này, khiến chúng ta phải mất thêm một khoản thời gian để vệ sinh tai. Tuy nhiên, đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng “Tại sao cơ thể lại liên tục sản sinh ra một thứ phiền toái và vô dụng đến vậy?”

Trên thực tế, thứ chất sệt màu vàng này không hề vô dụng như chúng ta vẫn nghĩ. Bản chất của ráy tai chính là một hỗn hợp của các acid béo, alcohols, cholesterol và một vài thành phần khác. Nó được tiết ra bởi một tuyến chuyên biệt, nằm ở ống tai ngoài. Ráy tai đóng vai trò như “vệ sĩ”, chắn giữ cánh cổng dẫn đến khu vực hết sức nhạy cảm là tai trong. Cụ thể, ráy tai chính là một cơ chế tự bảo vệ của con người khỏi sự xâm nhập của bụi, côn trùng và một vài tác nhân gây hại khác.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích tuyệt vời mà mình sở hữu, ráy tai cũng mang đến vài điều phiền toái cho con người. Việc cơ thể sản xuất liên tục ráy tai sẽ dẫn đến hiện tượng sản phẩm này bị “quá tải”, nếu không được chủ động dọn dẹp. Quá nhiều ráy tai khiến đường đi của các sóng âm đến màng nhĩ bị tắc nghẽn, làm giảm đáng kể khả năng nghe của con người.

Dẫu vậy, cách vệ sinh tai bằng tăm bông hiện nay của đại đa số người Việt, lại ẩn chứa rất nhiều hệ lụy. Cụ thể, theo các chuyên gia, khi chọc tăm bông vào lỗ tai, ta cũng vô tình đẩy một lượng ráy vào sâu bên trong, và có thể chạm đến màng nhĩ, gây tổn thương bộ phận rất “mỏng manh” này. Hậu quả lúc đó thậm chí còn tồi tệ hơn việc không lấy ráy tai.

Do đó, theo khuyến cáo, chúng ta hoàn toàn không nên lấy ráy tai. Bởi vì, cơ thể con người có khả năng tự giải quyết được tình trạng nó được sinh ra quá nhiều. Lúc chúng ta ăn, sự cử động của cơ hàm sẽ giúp đẩy lượng ráy thừa ra bên ngoài lỗ tai, cân bằng lại số lượng ráy cần thiết. Trong trường hợp gặp vấn đề thực sự với ráy tai, tốt nhất, bạn nên đến các phòng khám hoặc những nơi có dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng, để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân mình.

Vì sao có ráy tai khô, ráy tai ướt?

Ráy tai hình thành là một quá trình tự nhiên của cơ thể, tính chất có thể thay đổi tùy theo cơ địa, chủng tộc, môi trường, lứa tuổi và chế độ ăn uống. Ráy tai khô hay ráy tai ướt còn tùy thuộc vào hoạt động của tuyến ráy tai ở từng người khác nhau. Có người chỉ toàn là ráy tai khô tuy nhiên lại có người ráy tai luôn ẩm ướt, song phần lớn người Việt Nam chúng ta đều là ráy tai khô. Cho dù ở trạng thái khô hay ướt thì ráy tai đều giữ vai trò bảo vệ ống tai.

Mặt khác, theo các nhà nghiên cứu thống kê cho thấy, ráy tai ướt hoặc khô có thể do gen di truyền quyết định. Trường hợp ráy tai khô thường xuất hiện ở 95% người sống ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và châu Mỹ. Còn ráy tai ướt lại chiếm ưu thế hơn hẳn ở những người châu Âu lẫn châu Phi. Điều này được giải thích là do sự tiến hóa di truyền của loài người để thích nghi với những miền khí hậu khác nhau.

 
Từ khóa tìm kiếm: ráy tai là gì, vì sao có ráy tai, ráy tai khô và ướt, tìm hiểu về ráy tai

Bình luận

Giải bài tập những môn khác