Giáo án ngữ văn 7: Bài Câu đặc biệt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu đặc biệt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: CÂU ĐẶC BIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Năm được khái niệm câu đặc biệt. - Phân tích được tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết được câu đặc biệt. - Phân tích được tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản. - Vận dụng được sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận về cách dựng câu đặc biệt. - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. 4. Thái độ - Nhận diện, sử dụng câu đặc biệt hiệu quả trong diễn đạt, phù hợp hoàn cảnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1: Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Câu văn: “Một đêm thứ bảy” có phải là câu rút gọn không? Vì sao? * Trả lời: Câu 1: - Câu rút gọn là câu lược bỏ một số thành phần của câu: chủ ngữ, vị ngữ. - Tác dụng: + Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh,vừa tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). - Câu văn: “Một đêm thứ bảy” không phải là câu rút gọn . vì câu này không lược bớt thành phần mà không xác định được chủ ngữ hay vị ngữ. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV trích một đoạn trong lời tường thuật trực tiếp của biên tập viên trong trận bán chung kết Seagame 31. Vào! Vào! Vào rồi! Người vừa đánh đầu vào lưới là Đức Chinh. Quá tuyệt vời! Thật không thể tin nổi. Một câu văn thường đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, nhưng các câu Vào! Vào! Vào rồi! Thì chỉ có 1-2 từ. Vậy đây là loại câu gì? Tác dụng loại câu này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu được thế nào là câu đặc biệt. I. Thế nào là câu đặc biệt? - GV: Chiếu ngữ liệu.( S3) - HS : Đọc VD SGK, chú ý câu in đậm. - HS : Thảo luận theo nhóm bàn và trả lời các câu hỏi : - GV: VD các em vừa đọc có mấy câu?  3 câu. - GV: Em có nhận xét gì về cấu tạo NP của 2 câu sau? Đủ thành phần CN- VN  Câu bình thường. - GV: Cấu tạo của câu in đậm có gì đặc biệt, em hãy xác định CN- VN của câu đó? Đó là câu không có CN- VN. - GV: Về ý nghĩa, câu in đậm đó dùng để làm gì? Thông báo sự xuất hiện của một sự vật ( em Thuỷ ) => có nghĩa , vậy vẫn là câu, đó là kiểu câu đặc biệt - GV: Như vậy, xét về cấu tạo, em hiểu thế nào là câu đặc biệt? - GV: Câu đặc biệt có cấu tạo khác với câu bình thường ntn? Không xác định được CN- VN - GV: Câu đặc biệt khác với câu rút gọn như thế nào? Câu rút gọn vốn là câu bình thường nhưng bị rút gọn hoặc chủ ngữ, hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ lẫn vị ngữ .Có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể vẫn khôi phục lại được các thành phần bị rút gọn. - Câu đặc biệt không thể có chủ ngữ và vị ngữ. Nhận xét, kết luận: Câu văn có cấu tạo không theo mô hình CN-VN -> gọi là câu đặc biệt. - GV: Vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt? Đọc ghi nhớ sgk. - GV: Xác định câu đặc biệt trong câu văn sau và giải thích tại sao? Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử. Trình bày. -> câu đặc biệt dùng để xác định thời gian, nơi chốn như là bối cảnh được trình bày tiếp theo. Cách sử dụng câu đặc biệt như vậy có hiệu quả tu từ là đưa người đọc đi thẳng vào bối cảnh của sự việc, câu chuyện. 1. Phân tích ngữ liệu (SGK- 27) Ôi, em Thuỷ!  Không có CN- VN. - ý nghĩa : thông báo sự xuất hiện của một sự vật -> có nghĩa  Câu đặc biệt. 2. Ghi nhớ 1: sgk - 28 Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt II. Tác dụng của câu đặc biệt - HS : đọc các câu in đậm trên máy chiếu, tìm hiểu kĩ mục 2 và trả lời. - GV: Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó? Không xác định được. Đó là câu đặc biệt. - GV: Dựa vào những tác dụng sgk, hãy liệt kê tác dụng của các câu trên? - HS lên bảng làm, lớp cùng làm và nhận xét. - GV: Từ việc phân tích các ngữ liệu, theo em những câu in đậm trên có tác dụng như thế nào? Suy nghĩ, khái quát lại => Gv gạch chân tác dụng của câu đặc biệt. - GV: Bài học giúp em nắm được những gì? - HS: Đọc ghi nhớ. 1. Phân tích ngữ liệu (SGK- 28) - Một đêm mùa xuân: xác định thời gian, nơi chốn. - Tiếng reo, tiếng vỗ tay: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng (đoàn người). - Trời ơi!: bộc lộ cảm xúc của cô giáo. - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Chị An ơi! -> gọi đáp. -> Các câu in đậm là những câu đặc biệt. 2. Ghi nhớ 2: sgk - 29 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một ý của bài tập 1+2 trong 5 phút, hết thời gian, các nhóm trình bày sản phẩm trên phiếu học tập. Đọc, xác định bài, hoàn thành bài tập. Các nhóm khác nhận xét, cho điểm. - GV: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn? Khôi phục thành phần của câu rút gọn? Nêu tác dụng của mỗi câu đặc biệt, câu rút gọn vừa tìm được? * Hướng dẫn các nhóm: Dựa vào sự khác nhau về cấu tạo giữa câu đặc biệt và câu rút gọn để làm bài tập. * Lưu ý: Phiếu học tập lưu làm tài liệu học tập II. Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2 Phiếu học tập Câu Câu đặc biệt Câu rút gọn a b c Đáp án Phiếu học tập Câu Câu đặc biệt Câu rút gọn a Không có - Có khi...hòm. - Nghĩa...chiến. -> câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. b - Ba giây... Bốn giây... Năm giây -> xác định thời gian. - Lâu quá! -> bộc lộ cảm xúc Không có c - Một hồi còi. -> liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Không có d Lá ơi! -> gọi đáp. - Hãy... đi. -> câu gọn hơn - câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ. - Bình...kể đâu. -> câu gọn, tránh lặp.... - GV: Mục đích bài 1,2? Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả cảnh quê hương trong đó có sử dụng câu đặc biệt? Hoạt động cá nhân. 2 em lên bảng viết. Lớp cùng làm, nhận xét. * Lưu ý hs chú ý sử dụng, tác dụng của câu đặc biệt. - GV: Bài tập 3 rèn cho em kĩ năng gì? Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt. Bài tập 3 Gợi ý: Quê hương. Hai tiếng thiêng liêng và gần gũi. Một cây đa. Một mái đình. Một dòng sông hiền hoà phẳng lặng chở đầy phù sa dưới ánh mặt trời gay gắt của buổi trưa hè... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Viết tiếp để được đoạn văn hoàn chỉnh? Sấm. Chớp. Mưa. Gió. Não nùng. Có lẽ, thiên nhiên cũng đang nổi giận, vì sự tàn phá môi trường ghê gớm của con người… - GV yêu cầu: HS hoàn thành ra phiếu. GV thu 10 phiếu chấm và trả sau. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm GV giao nhiệm vụ 1. Hoàn thành sơ đồ tư duy về bài học. 2. Sưu tầm những câu thơ, văn là câu đặc biệt 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) (S10) * Đối với bài cũ: - Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập. - Tìm trong một văn bản đã học những câu đặc biệt, câu rút gọn. Hiểu được chúng. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. - Ôn lại đặc điểm của văn bản nghị luận. - Cách lập luận trong văn nghị luận. (Tự tìm hiểu bài Bố cục và lập luận trong văn nghị luận).

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Câu đặc biệt, giáo án chi tiết bài Câu đặc biệt, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Câu đặc biệt, giáo án 5 bước bài Câu đặc biệt

Giải bài tập những môn khác