Giáo án ngữ văn 7: Bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm văn biểu cảm. - Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. - Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn biểu cảm. 2. Kĩ năng - Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể. - Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức, thói quen tạo lập văn bản theo đúng quy trình. - Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về vai trò, đặc điểm, cách biểu cảm trong bài văn biểu cảm. Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản II. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC - Phương pháp: Ôn, luyện, thực hành, gợi mở, tích hợp, thực hành có hướng dẫn cách - Phương pháp: Quy nạp, hợp tác nhóm, phân tích, so sánh, đối chiếu, đàm thoại thực hành có hướng dẫn cách xây dựng một văn bản có tính mạch lạc ... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV đặt câu hỏi: em hãy Nhắc lại 4 bước trong quá trình tạo lập văn bản? - HS lên bảng trả bài Yêu cầu: - Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào? - Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí. - Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng. - Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: cho HS nghe một trong các bài hát giàu cảm xúc như: Nhật kí của mẹ, đứa bé, xin đừng bỏ con mẹ ơi... Sau đó chuyển: Trong cuộc sống ai cũng có tình cảm. Đó có thể là tình cảm với cha, mẹ,, ông, bà, tình yêu lứa đôi, tình cảm bạn bè, tình yêu thiên nhiên... Có lẽ, không có thứ ngôn từ đời thường nào đủ để diễn đạt hết những cung bậc cảm xúc ấy và người ta thường tìm đến các giai điệu, ca từ du dương và có không ít người cũng tìm đến văn thơ để gửi gắm, bộc lộ cảm xúc, nỗi niềm của mình. Loại văn, thơ đó người ta gọi là văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản (cá nhân, nhóm, lớp) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm được nhu cầu biểu cảm, khỏi niệm văn biểu cảm và đặc điểm của văn biểu cảm. *Bước 1: GV đặt câu hỏi: Vận dụng các kiến thức về từ Hán Việt đã học ở tiết trước, em hãy giải nghĩa đen các yếu tố: nhu, cầu, biểu, cảm? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Giải nghĩa của các yếu tố : + nhu: cần phải có + cầu: mong muốn -> nhu cầu: mong muốn có. + biểu: thể hiện ra bên ngoài + cảm: rung động và mến phục -> biểu cảm: rung động được thể hiện ra bằng lời văn, lời thơ. => Nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của lòng mình bằng lời văn, thơ. - GV liên hệ: Khi bố mẹ đi công tác vắng trong em nảy sinh tình cảm gì ? Em bộc lộ điều đó với ai ? - HS bộc lộ, GV chuẩn: Em nhớ thương, mong bố mẹ về. Bộc lộ với ông bà, cha mẹ, bạn. - GV hỏi tiếp: Khi em được điểm tốt em biểu lộ tình cảm của mình với ai ? Biểu lộ như thế nào? - HS trả lời, GV chuẩn: Em ôm chầm lấy mẹ, em hát vang, vui sướng ghi lại tình cảm của mình trong nhật kí. -> Từ lúc nhớ mong cha mẹ, từ lúc nhận được điểm tốt đến lúc bộc lộ tình cảm trong em đã xuất hiện nhu cầu biểu cảm. *Bước 2: GV hỏi tiếp: Khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được. - GV tiếp tục hỏi: Vậy người ta biểu cảm bằng cách nào ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Bằng hành động, ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, đánh đàn, viết thư, sáng tác thơ văn. ( GV Giảng: Khi biểu cảm bằng hành động thì người ta có thể dùng hoạt động, ánh mắt, cử chỉ. Khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ người ta viết văn, thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Những tình cảm, cảm xúc được viết ra dưới dạng thơ, văn thì đó chính là văn biểu cảm. + Những bức thư, những sáng tác thơ, văn là các thể loại của văn biểu cảm. + Văn biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người (ca hát, bản nhạc, vẽ tranh, đánh đàn, thổi sáo...). Sáng tác nghệ thuật nói chung đều có mục đích biểu cảm.) - GV Nhấn mạnh: là con người ai cũng có những phút xúc động như vậy. Có rất nhiều cách để biểu hiện tình cảm của mình và một trong những cách đó là viết thư hoặc làm thơ, viết văn. Nhờ nó mà các nhà văn, nhà thơ đã viết nên những tác phẩm hay, gợi ra được sự đồng cảm của người đọc. *Bước 3: Phân tích ngữ liệu: - GV Gọi HS đọc 2 câu ca dao trong sgk -71 và yêu cầu thảo luận nhóm bàn để trả lời các câu hỏi: (1) Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì ? - HS tự bộc lộ (2) Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì ? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Thổ lộ tình cảm để gợi sự cảm thông, chia sẻ, gợi sự đồng cảm. (3) Để người đọc cảm thông, chia sẻ với những tình cảm đó, người viết đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? - HS Thảo luận, cử đại diện báo cáo, nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung: + Ngữ điệu cảm thán, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng. Đây là một phương tiện cú pháp biểu đạt những nội dung trữ tình hướng nội, ngữ điệu ấy chính là nội dung thông tin tình cảm của câu ca dao. + Biện pháp tu từ so sánh để gợi hình, gợi cảm. - GV tiếp tục hỏi: Tóm lại, theo em khi nào con người cần thấy phải làm văn biểu cảm ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận thì người ta có nhu cầu biểu cảm. *Bước 4: GV chốt lại vấn đề: Thế nào là văn biểu cảm ? - HS Quan sát, trình bày theo cách hiểu cá nhân, GV nhận xét chuẩn KT - GV hỏi tiếp: Người ta thường biểu cảm bằng những phương tiện nào ? - HS trả lời, GV khái quát và gọi HS khác đọc ghi nhớ. I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Nhu cầu biểu cảm của con người a. Phân tích ngữ liệu - Hai câu ca dao: (sgk - 71) + Câu 1: thổ lộ tình cảm thương cảm, xót xa cho những cảnh đời oan trái. + Câu 2: ngợi ca vẻ đẹp của cánh đồng lúa và vẻ đẹp của cụ thụn nữ -> Tình cảm gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước, con người. -> Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. -> Văn biểu cảm (còn gọi là văn trữ tình) bao gồm các thể loại văn học như: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút... b. Ghi nhớ 1 (SGK-73) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm đặc điểm của văn biểu cảm. * Bước 1: Gọi HS đọc 2 đoạn văn. - HS Đọc. - GV đặt câu hỏi: Mỗi đoạn văn biểu đạt những nội dung gì ? - HS Trình bày nội dung chính, GV chuẩn KT: Trong thư từ, nhật kí, người ta thường biểu cảm theo lối này. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nội dung của cả 2 đoạn có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả ? - HS Trình bày nội dung chính, GV chuẩn KT: * Nhận xét: Cả hai đoạn đều không kể một chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỷ niệm. Đặc biệt là đoạn 2 tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc. * Giải thích: Văn biểu cảm khác tự sự và miêu tả thông thường. Văn tự sự và biểu cảm bao giờ cũng có bố cục hoàn chỉnh, thông báo nội dung, diễn biến sự vật, sự việc một cách đầy đủ. Tuy nhiên ở văn biểu cảm, người viết thường bộc lộ cảm của mình trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống để người đọc có thể cùng đồng cảm, sẻ chia với mình. - GV hỏi thêm: Có ý kiến cho rằng: Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua 2 đoạn văn trên em có tán thành ý kiến đó không ? - HS Trả lời, GV bổ sung, chuẩn KT: Đặc điểm của tình cảm : đó là những tình cảm đẹp, vô tư, mang lí tưởng đẹp, giàu tính nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc...). Chính vì vậy mà cảm và nghĩ thường không tách rời nhau. Những tình cảm không đẹp, xấu xa như: lòng đố kị, bụng dạ hẹp hòi, keo kiệt không thể trở thành nội dung biểu cảm chính diện, có chăng chỉ là đối tượng để mỉa mai, châm biếm mà thôi. - GV hỏi tiếp: Cũng là biểu cảm, nhưng cách biểu cảm của 2 đoạn văn có gì khác nhau? Tại sao ? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Hai đoạn văn có cách biểu cảm khác nhau. + Đoạn 1: biểu cảm trực tiếp. Người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình (cách này thường gặp trong thư từ, nhật kí, văn chính luận) + Đoạn 2 bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, trong tư tưởng. Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, đất nước, của ruộng vườn, của nơi chôn rau cắt rốn. Đoạn 2 là biểu cảm gián tiếp. Tác giả không nói trực tiếp mà gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương đất nước (đây là cách biểu cảm thường gặp trong tác phẩm văn học). - GV đặt câu hỏi: Để bộc lộ tình cảm trực tiếp ở đoạn văn 1 và đoạn văn 2, người viết đã sử dụng những phương thức biểu cảm nào ? - HS trả lời, GV chuẩn KT * Bước 2: GV Khái quát và cho HS đọc ghi nhớ 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm. a. Phân tích ngữ liệu - Hai đoạn văn (SGK - 72) + Đoạn 1: biểu hiện nỗi nhớ bạn và nhắc lại những kỉ niệm xưa. + Đoạn 2: biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. - Văn biểu cảm biểu lộ tình cảm, cảm xúc thường thấm nhuần tư tưởng nhân văn của con người. ( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác...) - Phương thức biểu cảm : + Đoạn 1: là biểu cảm trực tiếp -> sử dụng các từ ngữ và hình ảnh liên tưởng có giá trị biểu cảm. + Đoạn 2: là biểu cảm gián tiếp -> sử dụng một chuỗi hình ảnh và liên tưởng. b. Ghi nhớ 2: (SGK-73) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc Bài 1: GV cho HS đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi theo yêu cầu SGK ? So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm. Vì sao ? ? Em hãy chỉ ra các từ ngữ gợi hình ảnh, liên tưởng có giá trị biểu cảm ở đoạn văn b ? - Nội dung biểu cảm của đoạn văn: + Rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới như 1 lời chào hạnh phúc. + Hải đường có một màu đỏ thắm rất quí, hân hoan, say đắm. + Hoa hải đường rực rỡ, nồng nàn nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bài 2: GV cho HS đọc bài tập 2 và trả lời câu hỏi theo yêu cầu SGK ? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh ? [Gợi ý HS về nhà (Đọc 2 văn bản, dựa vào nội dung đó phân tích -> cảm xúc của người viết) - Hai bài thơ biểu cảm trực tiếp, đều nêu ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, khẳng định chủ quyền của đất nước] II. Luyện tập Bài 1 - Đoạn a: chỉ miêu tả và giới thiệu về loài hoa hải đường bằng những từ gợi hình ảnh. - Đoạn b: là đoạn văn biểu cảm vì nhà văn đã biến hoa hải đường thành loài hoa có tình cách như của con người bằng những từ gợi hình, gợi cảm, phép nhân hoá, so sánh, tưởng tượng... Bài 2: - Sông núi nước Nam: lòng yêu nước, tinh thần tự hào về chủ quyền thiêng liêng của Đại Việt, tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân ta, căm thù giặc Tống. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. GV giao việc về nhà: Tìm và chép trong những văn bản văn xuôi đã học ở lớp 6 và lớp 7 ít nhất 3 đoạn văn biểu cảm? (Bài tập 4 SBT-44) [ Gợi ý: Học sinh có thể tìm trong văn bản: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ( Ngữ văn 6, tập hai) và Cổng trường mở ra (Ngữ văn 7, tập một) ] HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Dự án. GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm “Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn.” Theo em đó là những tình cảm gì? + HS trình bày cá nhân, HS khác nhận xét. + GV đưa ra một số gợi ý: đó là tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên, đất nước hay ghét những thói tầm thường, độc ác. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà * Học bài cũ - Học khái niệm văn biểu cảm.Tìm được những văn bản, đoạn văn biểu cảm tiêu biểu. - Hoàn chỉnh các bài tập. * Chuẩn bị bài mới Soạn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo). Và trả lời trước một số câu hỏi: (1) Những lưu ý khi sử dụng từ mượn? (2) Cách sử dụng từ Hán Việt?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, giáo án chi tiết bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.

Giải bài tập những môn khác