Giáo án PTNL bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Đọc thêm: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích: “Vũ Trung tuỳ bút”) Phạm Đình Hổ A. Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: + Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại. + Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê-Trịnh + Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" 2 Kỹ năng: + Đọc- hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại. + Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê-Trịnh. 3 Thái độ: + Giáo dục học sinh lòng căm ghét thói xa hoa, sự nhũng nhiễu. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: + Đọc tham khảo “Các triều đại phong kiến VN” về chúa Trịnh Sâm + Tích hợp tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác * Học sinh: Đọc và tóm tắt kỹ văn bản. C. Phương pháp: + Đàm thoại, Phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm, kể chuyện + Học theo nhóm, trình bày một phút, xử lí thông tin, D. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút 1. Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1 điểm) 2. Trình bày ý nghĩa của văn bản Chuyện Người con gái Nam Xương?(1 điểm) 3. Qua lời của nhân vật Vũ Nương trong cuộc chia tay với chồng em suy nghĩ gì về tình cảm của nàng với chồng?(3điểm) 4.Viết đoạn văn ngắn từ 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về chi tiết cái bóng trong " Chuyện người con gái Nam Xương"- Nguyễn Dữ?(5điểm) * Đáp án: Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương " nằm trong tác phẩm "Truyền kì Mạn Lục 0.5 - Tác giả: Nguyễn Dữ 0.5 Câu 2 Trình bày ý nghĩa của văn bản: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Câu 3: Qua lời của nhân vật Vũ Nương trong cuộc chia tay với chồng em suy nghĩ gì về tình cảm của nàng với chồng: - VN ân cần, quan tâm đến chồng: rót chén rượu đầy tiễn chồng 1 - NN lo lắng, cảm thông, mong chồng nơi chiến trận tránh được hiểm nguy, không mong vinh hoa phú quý chỉ mong chồng trở về bình an." Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ.." 1 - VN thủy chung, yêu thương chồng tha thiết" thổn thức tâm tình, thương người đất thú.." 1 Câu 5: Suy nghĩ của em về chi tiết cái bóng: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: - Thời gian Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê- Trịnh, cùng phê phán sự xa hoa hưởng lạc của Chúa, sự tham nhũng, lộng hành thối nát của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò, nếu “ Hoàng Lê nhất thống chí” chọn thể loại tiểu thuyết lịch sử, Lê Hữu Trác chọn thể kí sự ( Thượng kinh kí sự) thì Phạm Đình Hổ chọn thể tuỳ bút với cốt truyện đơn giản, kết cấu bố cục tự do tuỳ theo cảm xúc mà ghi chép những điều mắt thấy tai nghe. “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” là một trong 88 mẩu chuyện nhỏ mà tác giả tuỳ theo ngọn bút viết trong mưa một cách tự nhiên, thoải mái, chân thực xen những lời bình chú ngắn gọn. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của văn bản này trong giờ học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: ? Hãy nêu vài nét cơ bản mà em biết về tác giả? • Giáo viên nhấn mạnh: Phạm Đình Hổ là một nho sĩ sống trong thời chế độ phong kiến đã khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác những tác phẩm văn chương khảo cứu về nhiều lĩnh vực. Ông đã để lại nhiều công trình biên soạn khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: Văn học, triết học, lịch sử, địa lí... bằng chữ Hán. Là bạn thơ rất thân của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, cũng từng có mặt trong nhiều bài thơ của bà. ? “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” trích từ tác phẩm nào ? Em hiểu gì về tác phẩm này ? + "Vũ trung tuỳ bút" là tập tuỳ bút đặc sắc được viết khoảng đầu thời Nguyễn, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sử, xã hội. * Giáo viên bổ sung: Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó, cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống ( Lối chữ viết, cách uống chè, Khoa cử, Cuộc bình văn trong nhà Giám...), về phong tục (Lễ đội mũ, Hôn lễ, Lễ tế giao, Phong tục...) Tác phẩm không chỉ có giá trị văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tàu liệu quý về lịch sử, địa lí, xã hội học. +“ Chuyện cũ....Trịnh” ghi chép về cusống và sinh hoạt ở phủ Chúa thời Thịnh vương Trịnh Sâm ( 1742 – 1782 ), một vị chúa nổi tiếng thông minh quyết đoán và kiêu căng xa xỉ, càng về cuối đời càng bỏ bê triều chính, đắm chìm trong xa hoa hưởng lạc cùng Tuyên phi Đặng Thị Huệ. * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo. * Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc -> Giáo viên nhận xét. * Giáo viên gọi học sinh đọc kĩ các chú thích trong SGK, lưu ý các chú thích 2,3,5,7,8,12,13. * Giáo viên bổ sung thêm: + Hoạn quan: Còn gọi là thái giám- những viên quan vốn là đàn ông bị thiến, hoạn, giúp việc Hoàng Hậu và các phi tần của Vua trong cung. + Cung giám: Nơi ở và làm việc của các hoạn quan. ? Văn bản này được viết theo thể loại gì ? ? Em hiểu thể văn tuỳ bút là như thế nào ? + Tuỳ bút: Một loại bút kí thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản (thậm chí không có chuyện), kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc ấn tượng của người viết. ? Em hãy tìm các PTBĐ được sử dụng trong văn bản? ? Theo em, văn bản này có thể được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? + Đoạn 1: Từ đầu...triệu bất tường-> Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Chúa Trịnh Sâm. + Đoạn 2: Còn lại-> Nói về bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa. * Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích theo bố cục trên. * Theo dõi lại đoạn văn đầu tiên. ? Qua việc theo dõi đoạn văn bản đầu tiên em nhận xét gì về thói ăn chơi của Chúa Trịnh Sâm? ? Nó có phải là thói ăn chơi bình thường không? ?Tác giả làm rõ thói ăn chơi xa xỉ đó bằng việc chỉ ra những thú vui nào của Trịnh Sâm? ? Thú chơi đèn đuốc và dạo chơi ngắm cảnh của Trịnh Sâm được kể ra sao? + Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. ? Để thoả mãn thú vui đó, Chúa Trịnh Sâm đã làm gì ? + Chúa Trịnh Sâm đã cho xây dựng nhiều đình đài, cung điện ở nhiều nơi, việc xây dựng đình đài cứ liên miên. ? Việc xây dựng đình đài liên miên của Trịnh Sâm gợi cho em suy nghĩ gì? + Khiến hao phí thời gian và tiền bạc của nhân dân, đất nước. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả những cuộc dạo chơi của Chúa trên bờ Tây Hồ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả đó? - Được miêu tả rất tỉ mỉ. + Diễn ra thường xuyên ( mỗi tháng 3-> 4 lần). + Huy động rất nhiều người hầu hạ (lính canh dàn hầu hết vòng quanh bốn mặt hồ) + Bày đặt những trò giải trí lố lăng và tốn kém... ? Qua đó em có nhận xét gì về những cuộc dạo chơi của Chúa? +? Đó có phải là những cuộc dạo chơi bổ ích, có ý nghĩa và mang nét đẹp văn hoá hay không ? + Đó là những cuộc dạo chơi tốn kém, xa xỉ, xô bồ, thiếu văn hoá. ? Ngoài những thông tin trong tác phẩm, em hiểu gì về cuộc sống đế vương của Trịnh Sâm? H cung cấp thông tin đã chuẩn bị ở nhà: Để chiều lòng Tuyên phi Đặng Thị Huệ, mỗi năm cứ đến tết trung thu, Trịnh Sâm lại tổ chức " Hội Long Trì" treo hàng ngàn chiếc đèn lồng, trông xa tưởng hàng vạn ngôi sao sáng, bày yến tiệc linh đình để vui chơi thoả thích thâu đêm suốt sáng, rất tốn kém. ? Không chỉ có thế thú vui chơi chậu hoa cây cảnh của Chúa được ghi lại như thế nào ? + Bao nhiêu loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở khắp chốn dân gian Chúa đều sức thu lấy không thiếu một thứ gì . ? Em hiểu trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch là như thế nào? ? Chúa đều “ sức” thu lấy có nghĩa là như thế nào ? ? Sau khi thu được những cây quí và lạ, Chúa cho vận chuyển về bằng cách nào ? + Công phu và tốn kém, ầm ĩ ? Theo em, việc làm của Chúa Trịnh Sâm để thoả mãn những thú vui đó thực chất là việc làm như thế nào ? + Dùng uy quyền để vơ vét của cải của nhân dân, cách ăn chơi rất công phu tốn kém mà lố bịch, sẵn sàng cướp đoạt những của quí trong thiên hạ để tô điểm nơi ở của Chúa. ? Đọc câu văn “ Mỗi khi đêm thanh vắng...đó là triệu bất tường”, em hiểu “kẻ thức giả”, “Triệu bất tường” là gì ? ? Em hiểu ý nghĩa của câu văn trên như thế nào? ( Kĩ thuật khăn phủ bàn) + Tuy là cảnh vẽ ra là những đêm thanh vắng nhưng những âm thanh lại gợi những cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác đau thương chứ không phải một cảnh đẹp, yên bình, phồn thịnh. ? Theo em dấu hiệu không lành và điềm gở mà tác giả dự báo ấy là gì ? Lịch sử đã chứng minh lời đoán ấy như thế nào? H khá giỏi + Dự báo sự suy vong tất yếu của triều đại Lê- Trịnh-> triều đình Lê-Trịnh cứ thế mà suy vong... ? Sự thật lịch sử đã chứng minh cho sự suy vong tất yếu như thế nào? Phần chuẩn bị ở nhà * Giáo viên bổ sung: Đặng Thị Huệ liên kết với Hoàng Đình Bảo phế truất Thái tử Trịnh Khải (Con trưởng Trịnh Sâm) để đưa Trịnh Cán (con Thị Huệ) làm Thái tử khi mới 5 tuổi. Sau khi Trịnh Sâm qua đời Trịnh Cán lên ngôi Chúa và bắt đầu xảy ra loạn kiêu binh. Trịnh Cán ngồi ở ngôi chúa chưa đầy 2 tháng bị tay chân của Trịnh Khải nổi loạn truất ngôi của Trịnh Cán. Hai mẹ con Đặng Thị Huệ không tránh khỏi cái chết. Trịnh Khải lên ngôi chưa đầy 4 năm lại có loạn khắp nơi. Nguyễn Huệ với danh nghĩa Phù Lê diệt Trịnh kéo quân ra Bắc Hà. Trịnh Khải bị bắt nộp cho quân Tây Sơn, trên đường đi y đã dùng dao tự tử. Nhà Trịnh tan rã. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên? + Nghệ thuật miêu tả sinh động: Từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kì công đưa cây quí về trong phủ, những âm thanh khác lạ... ? Từ phân tích trên , em có nhận xét gì về cuộc sống ở phủ Chúa Trịnh ? Cuộc sống tất yếu ấy sẽ dẫn tới điều gì ? * Giáo viên chuyển ý: Sách xưa có câu"Thượng bất chính, hạ tất loạn" cấp trên không nghiêm túc chân chính thì cấp dưới sẽ loạn. Chúa ở ngôi cao chỉ mải mê ăn chơi sa đoạ, tất yếu các quan cấp dưới ỷ thế làm càn. ? Dựa vào thế Chúa, bọn quan lại hầu cận đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? ? Em hiểu “phụng thủ” là gì ? + Lấy để dâng lên Vua Chúa ? Đêm đến, bọn quan laị, hầu cận đã sách nhiễu dân lành như thế nào? + Dò xét-> biên chữ phụng thủ + Đêm trèo tường, lấy phăng đi,..vu vạ...lấy tiền-> người dân khốn khổ... ? Theo em vì sao bọn chúng lại có thể làm được như vậy? + Vì chúng phụng dưỡng Chúa, được Chúa che chở... ? Tác giả kết thúc bài tuỳ bút bằng cách ghi lại một sự việc có thực đã xảy ra ngay trong nhà mình đó là việc gì? Mục đích của việc ghi lại ấy là gì? + Bà Cung nhân sai chặt một cây lê, hai cây lựu vì lo sợ liên luỵ đến nhà mình. ? Em có nhận xét gì về cách ghi chép sự việc, sử dụng từ ngữ của tác giả? + Cách ghi chép như vậy giúp cho những chi tiết kể trên thêm chân thực, đồng thời làm cho cách viết thêm phong phú, sinh động ... ? Qua phân tích trên, hình ảnh bọn quan lại hiện lên như thế nào dưới nhà bút của nhà văn ? ? Theo em tác giả đã khéo léo gửi gắm cảm xúc gì ở đây? + Thái độ bất bình, phê phán... * Giáo viên: Nạn cướp bóc, sách nhiễu ở thời Trịnh Sâm đã trở thành cơn lốc trong xã hội, không chỉ gây đau khổ cho dân thường mà còn đe doạ cả gia đình quyền quý, quan lại, không chỉ cướp bóc của cải vật chất mà còn phá huỷ cả những thú vui tao nhã mang tính văn hoá truyền thống của biết bao gia đình Việt Nam chúng ta. ? Qua văn bản trên, em hiểu gì về bộ mặt Vua Chúa và quan lại dưới thời Lê-Trịnh ? + Vua Chúa chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không lo việc nước, dùng quyền lực để cướp đoạt của cải của dân lành. Đó là những kẻ tham lam bạo ngược... + Bọn quan lại lợi dụng bóng Chúa, ra sức vơ vét, sách nhiễu dân lành, đó là những kẻ tham quan vô lại, đáng lên án + Thái độ của tác giả thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại. ? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản? ? Hãy khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản này? ? Cách lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể trong văn bản có gì đáng chú ý? + Lựa chọn ngôi kể phù hợp, sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực. ? Văn bản này gần giống với kiểu văn bản nào em đã học ? + Văn bản tuỳ bút cổ gần gũi với kiểu văn bản tự sự * Gọi học sinh đọc Ghi nhớ ? Em hãy so sánh tuỳ bút cổ với thể truyện mà chúng ta đã học ở bài trước ? ( Nhóm bàn- 3 phút) + Truyện hiện thực, cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, thường có cốt truyện và nhân vật. + Tuỳ bút ghi chép những con người, sự việc có thực tác giả bộc lộ suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc của mình -> Có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống kết cấu gì nhưng vẫn tuân theo một thứ tự, cảm xúc chủ đạo... + Lối ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn các loại ghi chép khác( bút kí, kí sự ) A.Giới thiệu chung: 1. Tác giả: + Phạm Đình Hổ (1768–1839) tục gọi Chiêu Hổ-Quê Hải Dương. + Là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí vì không gặp thời. + Để lại một số lượng sáng tác rất đồ sộ, vừa có ý nghĩa văn học vừa có ý nghĩa xã hội 2. Tác phẩm: + "Vũ trung tuỳ bút" (SGK- ) + “Chuyện cũ...Trịnh” là một trong những áng văn xuôi giàu chất hiện thực.Ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt ở phủ Chúa thời Trịnh Sâm. B.Hướng dẫn đọc hiểu văn bản: 1. Hướng dẫn đọc- Chú thích: 2. Hướng dẫn tìm hiểu bố cục: + Thể loại: Tuỳ bút + PTBĐ:Tự sự + miêu tả+ biểu cảm + Bố cục: 2 phần. 3. Hướng dẫn phân tích: a. Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm: - Thói ăn chơi xa xỉ được biểu hiện ở hai thú vui: + Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đề đài...-> ý nghĩa khách quan của sự việc cho thấy cuộc sống của nhà chúa thật xa hoa, vô độ. + Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh...Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ. + Vua chúa chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không lo việc nước, dùng quyền lực để cướp đoạt của cải của dân lành. Đó là những kẻ tham lam bạo ngược… => báo trước sự suy vong tất yếu của triều đại. b. Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại: +Thủ đoạn: Nhờ gió bẻ măng, vu khống + Hành động: Dọa dẫm, cướp, tống tiền... -> Người dân khốn khổ... + Sử dụng liên tục các động từ miêu tả thái độ, hành động và câu văn đặc tả nhấn mạnh. Nghệ thuật miêu tả sinh động. Các sự việc đưa ra đều tiêu biểu, cụ thể, chân thực và khách quan. -> Bọn quan lại lợi dụng bóng Chúa, ra sức vơ vét, sách nhiễu dân lành, đó là những kẻ tham quan vô lại đáng lên án -> Thái độ của tác giả: Xót xa, tiếc muối, bất bình, lên án vương triều phong kiến hỗn loạn, mục nát. 4. Hướng dẫn tổng kết: a Nội dung- Ý nghĩa: *ND: Phản ánh được đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh. * ý nghĩa của văn bản: + Hiện thực lịch sử và thái độ của"kẻ thức giả" trước những vấn đề của đời sống xã hội. b. Nghệ thuật : + Lựa chọn ngôi kể phù hợp. + Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa p/á bản chất s/việc, con người. + Miêu tả sinh động, tỉ mỉ, chân thực, khách quan, cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo sâu sắc + Sử dụng ngôn ngữ khách quan thể hiện thái độ bất bình của tác giả. c. Ghi nhớ: (SGK-63) C.Hướng dẫn luyện tập: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ? Qua văn bản" Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh" có thể khái quát 1 trong những nguyên nhân chính khiến chính quyền Lê-Trịnh suy tàn và sụp đổ là gì? + Vua chúa chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không lo việc nước, dùng quyền lực để cướp đoạt của cải của dân lành. Đó là những kẻ tham lam bạo ngược… + Bọn quan lại lợi dụng bóng Chúa, ra sức vơ vét, sách nhiễu dân lành, đó là những kẻ tham quan vô lại, đáng lên án. -> Cuộc sống của nhân dân đói khổ, cơ cực, luôn sợ hãi <=> Chế độ phong kiến hỗn loạn và mục nát-> suy tàn, diệt vong là điều khó tránh khỏi. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: ? Vẽ khái quát nội dung văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” bằng hệ thống bản đồ tư duy. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức đ¬ược về hoàn cảnh lịch sử đất nư¬ớc ta vào thời vua Lê- Chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII. + Học ghi nhớ, nắm đư¬ợc nội dung, nghệ thuật của văn bản. + Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm " Vũ trung tùy bút" + Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt trông dụng được sử dụng trong văn bản. + Chuẩn bị: “Hoàng Lê nhất thống chí”. (+ Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, Tóm tắt ý chính. Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản”.) + Tìm hiểu kiến thức lịch sử về trận đánh của vua Quang Trung khi diệt quân Thanh. + Tìm hiểu bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng 3 thập kỉ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, giáo án hay bài Giáo án PTNL bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, giáo án chi tiét bài Giáo án PTNL bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác