Giáo án PTNL bài Lặng lẽ Sa Pa (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Lặng lẽ Sa Pa (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Lặng lẽ Sa Pa (tiết 2)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 14 - Tiết 67 Văn bản : LẶNG LẼ SA PA ( Nguyễn Thành Long ) A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm. + Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. 2. Kĩ năng: + Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện. + Phân tích được nhân vât trong tác phẩm tự sự. + Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. 3. Năng lực + KĨ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe tích cực, đọc hợp tác, học theo nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v. 4. Thái độ: + Giáo dục học sinh biết yêu những con người chân chính, tìm được hạnh phúc trong lao động xây dựng đất nước. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị phiếu học tập chuẩn bị chân dung tác giả, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh Sa Pa * Học sinh: Đọc kĩ văn bản " Lặng lẽ Sa Pa": tình huống truyện, bố cục, ngôn ngữ, nghệ thuật, phân tích vẻ đẹp của nhân vật. C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt ngắn gọn văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long ? * Đáp án: Trong một chuyến đi lên Sa Pa, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư đã được bác lái xe giới thiệu để làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Ông hoạ sĩ và cô gái đã lên chơi nhà anh thanh niên, nghe anh kể chuyện về công việc của anh. Họ rất bất ngờ trước sự sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, khoa học của anh. Họ cảm phục trước tinh thần làm việc của anh. Ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung của anh, xong anh đã từ chối và giới thiệu cho ông một số người khác. Khi chia tay, ông hoạ sĩ hứa sẽ trở lại chơi với anh vài ngày. Anh tặng mọi người một làn trứng gà để ăn dọc đường. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: Gv cho HS quan sát một số hình ảnh và cho biết điểm chung của những bức hình trên là gì? (hình ảnh cô giáo với lớp học vùng cao, cô lao công quét rác đêm khuya, bộ đội Trường Sa) Gợi ý: sự vất vả, hi sinh thầm lặng GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống này, có rất nhiều người vẫn âm thầm lao động và cống hiến thầm lặng cho quê hương đất nước. Đó là những cô lao công oằn mình đẩy những xe rác trong đêm, là những thầy cô vượt khó để cõng chữ lên bản cho các em học sinh vùng cao, là những người lính đang ngày đêm canh gác biển đảo quê hương và có một người mà ta không thể không nhắc tới đó chính là nhân vật Anh thanh niên trong các phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long  Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian : Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung GV đặt câu hỏi: Ấn tượng đầu tiên đối với mọi người về anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe là gì ? + Một con người thật đặc biệt. ? Tại sao có thể coi anh thanh niên là 1 con người đặc biệt ? + Thèm người: lấy cây chặn xe lại -> nói chuyện. + 27 tuổi 1 mình sống trên đỉnh núi 2600m làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. + Cô độc nhất thế gian => tạo nền cảnh cho nhân vật. c Hình ảnh người lao động: a. Nhân vật anh thanh niên: * Hoàn cảnh sống và làm việc: + Sống 1 mình trên đỉnh núi cao 2600m, chỉ có cỏ cây, mây núi làm bạn-> anh thèm người nói chuyện. ? Qua đó em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của anh thanh niên ? => hoàn cảnh sống khắc nghiệt, gian khổ. ? Qua lời kể của anh thanh niên, em hiểu gì về công việc của anh ? + Công việc: - Làm công tác khí tượng...vật lí địa cầu: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, chấn động.v.v. ? Công việc đó đòi hỏi người làm phải có tinh thần, thái độ như thế nào ? ? Hãy tìm dẫn chứng minh hoạ cho sự vất vả của anh thanh niên ? + 1giờ sáng rét, gió tuyết: tung chăn 1 mình xách đèn đi.v.v.. => công việc thầm lặng, vất vả, đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ, công phu, tinh thần trách nhiệm cao.Tận tuỵ, yêu công việc. * GV: Chú ý phần miêu tả nội tâm của anh thanh niên ? Vì sao ông hoạ sĩ lại rất ngạc nhiên khi bước lên cầu thang đất ? + Nhà giản dị, đồ đạc sơ sài + Vườn hoa thược dược tươi tốt + Nuôi gà, vườn thuốc quý… ? Theo em cái khó khăn nhất trong cuộc sống của anh là gì? + Cái gian khổ, khó khăn nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng 1 mình trên đỉnh núi cao không 1 bóng người – 1 hoàn cảnh thật đặc biệt. ? Lí do nào khiến anh vượt qua những khó khăn thử thách đó ? * Giáo viên: Cái gian khổ nhất của anh thanh niên không phải là công việc vất vả mà là nỗi cô đơn vắng vẻ. để vượt qua nó, chiến thắng được nó quả là 1 thử thách khó khăn. Xong người thanh niên ấy đã vượt qua hoàn cảnh đó, bởi anh ý thức được công việc của mình, trách nhiệm phải hoàn thành công việc đó-> Đó là lí tưởng sống cao đẹp , sự hi sinh & cống hiến thầm lặng của những người dân lao động ở Sa Pa nói chung. ? Tại sao ông hoạ sĩ già lại nghĩ; “ Đã bắt gặp 1 điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi 1 nét thôi...? * Giáo viên bình, chuyển ý: Công việc của anh rất cần cho đất nước nhưng không phải ai cũng biết đến những cống hiến, hi sinh thầm lặng đó. Dù sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng ở anh thanh niên vẫn toát lên những phẩm chất tốt đẹp. ? Anh thanh niên có những suy nghĩ như thế nào về nghề nghiệp, công việc ? Hãy tìm những câu văn thể hiện điều đó? Trang + Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là 1 mình được ? Huống chi ... buồn đến chết mất. + Một mình thì...lí tượng chứ. + Mình sinh ra...làm việc? ? Qua lời kể em có suy nghĩ gì về thái độ làm việc của anh thanh niên ? + Say sưa, dù bất kì thời tiết nào cũng không bỏ 1 ngày, không quên 1 buổi. + Làm việc nghiêm túc, đúng giờ, tận tâm, tận lực, có ý thức trách nhiệm, có tính kỉ luật cao. + Xác định rõ mục đích công việc, tìm thấy niềm vui trong công việc, cuộc sống. + Lạc quan say mê, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ, tài năng cho đất nước. * Giáo viên bình: Chính lòng yêu nghề, ý thức đúng đắn tầm quan trọng của công việc mình làm đã giúp anh vượt qua khó khăn, sự cô đơn để hình thành nhiệm vụ. Đặc biệt là khi anh thấy ý nghĩa công việc mình đang làm ( Góp phần phát hiện được đám mây khô, không quân ta hạ được nhiều phản lực trên cầu Hàm Rồng). - Thái độ với công việc: yêu công việc, say mê, có ý thức trách nhiệm, hiểu rõ ý nghĩa công việc của mình, anh tìm thấy niềm vui trong công việc -> giàu nghi lực, vượt khó khăn thử thách sống lạc quan, sẵn sàng cống hiến,…. ? Cuộc sống của anh thanh niên không cô đơn, buồn tẻ là do đâu? ? Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống 1 mình ở trạm khí tượng như thế nào? + Đọc sách, tự học ngoài giờ làm việc. + Trồng hoa, nuôi gà. + Sống không cô đơn buồn tẻ, coi sách như người bạn, ham học hỏi. tổ chức, sắp xếp cuộc sống thật chủ động, ngăn nắp. ? Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách, phẩm chát đáng mến nữa thể hiện trong thái độ của anh đối với mọi người. Hãy chứng minh điều đó? + Tình thân đối với bác lái xe . + Thái độ vui mừng, cảm động khi có khách xa đến thăm, bất ngờ. + Cử chỉ: Tặng hoa cho cô gái, tam thất cho vợ bác lái xe, ...cho hoạ sĩ, cô gái... + Sống cởi mở, chân thành rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò truyện. Chu đáo, quan tâm đến mọi người. ? Khi ông hoạ sĩ tỏ ý muốn vẽ chân dung mình có thái độ như thế nào? + Từ chối, giới thiệu những người khác đáng cảm phục hơn (Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, những kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa...) * Giáo viên: Anh quan tâm đến những con người thầm lặng miệt mài lao động sáng tạo phục vụ nhân dân, anh am hiểu, ngưỡng mộ và ca ngợi họ -> Tác giả dùng ngôn ngữ độc thoại để ca ngợi những người lao động tích cực. Anh cảm thấy những đóng góp của mình còn nhỏ bé…-> Anh khiêm tốn, thành thực, coi trọng lao động sáng tạo. + Khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé. ? Chỉ bằng 1 số chi tiết và chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất đáng quý nào? ? Nhân vật anh thanh niên đại diện cho ai trong thời kỳ đó ? + Thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm miền Bắc vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. ? Kiểu ngôn ngữ mà tác giả sử dụng khi xây dựng nhân vật anh thanh niên? ? Từ những biểu hiện về cách sống của anh thanh niên, hãy phát biểu ngắn gọn những bình luận của em về con người này ? Ấn tượng của em về anh thanh niên như thế nào ? + Anh là người giàu tình cảm, chân thành, tận tuỵ với công việc, chủ động trong cuộc sống và tìm thấy niềm vui trong công việc. Đó là cách sống tích cực mới mẻ, là tấm gương sáng về lao động để mọi người noi theo. -> Anh là người sống có lí tưởng, cống hiến lặng lẽ âm thầm cho đất nước. => Là bức chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. ? Có ý kiến cho rằng: Trong truyện, Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công chân dung nhân vật anh thanh niên, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao ? + Đồng ý, vì: Chỉ bằng 1 số chi tiết và xuất hiện trong 1 khoảng khắc của truyện, tác giả đã phác hoạ chân dung nhân vật chính với những nét đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và suy nghĩ tích cực về ý nghĩa công việc và cuộc sống: sống có lí tưởng, cống hiến hiến lặng lẽ âm thầm cho đất nước -> Đó là vẻ đẹp giản dị nhưng cao đẹp với những khát vọng của người lao động mới. ? Bác lái xe khiến cho người đọc yêu mến, vì sao ? ? Nhân vật ông hoạ sĩ già đóng vai trò gì trong truyện ? + Vừa là nhân vật trong truyện. + Vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả, là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả. ? Tình cảm, thái độ của ông khi tiếp xúc, trò truyện với anh thanh niên ? + Xúc động, bối rối vì đã bắt gặp 1 điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, khơi gợi 1 ý sáng tác. * Giáo viên: Cảm xúc của hoạ sĩ được gợi lên mãnh liệt hơn từ chính những con người đang âm thầm làm việc trên đỉnh Sa Pa. ? Chi tiết “ Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh và về những điều anh suy nghĩ ” chứng tỏ ông họa sĩ có tâm trạng như thế nào ? ? Ông hoạ sĩ suy nghĩ gì về nghề nghiệp, nghệ thuật về cuộc sống con người ? + Vẻ đẹp mới lạ khơi dậy biết bao cảm xúc và suy nghĩ. Đó là cái nhọc tinh thần rất cần cho sự sáng tạo nghệ thuật-> Suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, cuộc sống con người, về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật trước cuộc sống... + Sự bối rối của người tìm kiếm cái đẹp bỗng phát hiện cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt mình-> Sáng tạo nghệ thuật. ( một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác ) + Về quan niệm định dành những năm tháng cuối đời về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ở vùng núi Sa Pa đẹp lặng lẽ này. Nhưng Sa Pa không lặng lẽ như ông tưởng, ở đó còn có bao người đang âm thầm, lặng lẽ say mê làm việc cống hiến cho đất nước. ? Em có nhận xét gì về bác lái xe và ông hoạ sĩ ? ? Cô kĩ sư trẻ nhận công tác lên miền núi, cuộc sống của anh thanh niên có tác động như thế nào đến cô ? ? Ngoài những nhân vật trên, truyện còn có những nhân vật nào? Những nhân vật này có điểm gì chung ? + Họ là đội ngũ những người trí thức đang ngày đêm lao động miệt mài, cống hiến thầm lặng, hi sinh cả tuổi trẻ, hạnh phúc cá nhân, góp phần xây dựng đất nước. b. Những nhân vật khác: * Bác lái xe: + Cởi mở, tốt tính * Ông hoạ sĩ già: Say mê sáng tạo, trăn trở về nghệ thuật. * Cô kĩ sư trẻ: Qua cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên cô yên tâm với quyết định lựa chọn nơi công tác. * Ông kĩ sư ở vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét: say mê khoa học, miệt mài cống hiến thầm lặng cho đời. ? Em học tập được những gì ở những nhân vật này ? ? Nội dung của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? + ? Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyên Thành Long muốn phản ánh sự thực nào về cuộc sống, lao động cả người dân M.Bắc trong công cuộc chống Mỹ cứu nước ? ? Tại sao các nhân vật trong truyện đều không được gọi tên cụ thể ? + Khắc hoạ hình ảnh những con người lao động bình thường giản dị (không tên tuổi), đang ngày đêm lao động, làm việc, lặng lẽ cống hiến cả tuổi xuân, gia đình, hạnh phúc cá nhân cho nhân dân, Tổ quốc…Ca ngợi những con người lao động mới: Cống hiến cho đời âm thầm lặng lẽ, họ có lí tưởng sống cao đẹp, chấp nhận vị trí công tác khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 4. Tổng kết: a Nội dung: Ý nghĩa : *ND : + Ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. ? Văn bản " Lặng lẽ Sa Pa" có ý nghĩa như thế nào? * Ý nghĩa của văn bản: + Tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. ? Nghệ thuật chính của truyện là gì ? + ? Vì sao nói 1 trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện là chất trữ tình? + Chất trữ tình toát lên từ những phong cảnh tự nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa. + Chất trữ tình của truyện: Toát lên chủ yếu từ nội dung truyện. * * Giáo viên: Gọi học sinh đọc Ghi nhớ b Nghệ thuật: + Tạo tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. + Xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. + Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. + Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận + Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện c Ghi nhớ: (SGK-189) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: GV đặt câu hỏi: 1? Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em học tập được điều gì ở các nhân vật trong truyện ? ? Vì sao có thể cho rằng truyện “Lặng lẽ Sa Pa” có dáng dấp như 1 bài thơ ? ? Từ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện, em có nhận xét gì về lí tưởng sống của 1 số thanh niên hiện nay ? C. Luyện tập: + Lí tưởng sống không đúng đắn: ăn chơi đua đòi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội, sống không có lí tưởng, không biết phấn đấu, không lo cho tương lai, sống phụ thuộc, không có lập trường, không yêu quê hương đất nước, gia đình.v.v... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: GV đặt câu hỏi: Vì sao có thể nói: Anh thanh niên đại diện cho thanh niên V.Nam trong công cuộc dựng nước & giữ nước ? Hãy nêu những nhận xét của em về hình ảnh anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa? + Phẩm chất tốt đẹp, tri thức tiến bộ, tâm hồn trong sáng, sống có lí tưởng quên mình vì đất nước, vì cộng đồng HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: GV đặt câu hỏi: Viết một đoạn văn 10-15 dòng viết bài bài học quan trọng nhất mà em rút ra được sau khi học bài? Em có đồng ý với quan điểm: " Ngày xưa, thanh niên cần phải vượt khổ. Còn bây giờ, thanh niên phải "vượt sướng" 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Hoàn thành bài tập luyện. + Đọc, tóm tắt tác phẩm + Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật mà bản thân em thích nhất. + Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt ( Xem lại các nội dung đã học chuẩn bị cho giờ ôn tập, đọc trước các bài tập: - Học thuộc KN PCHT - Đóng tiểu phẩm cho phần khởi động " Người ăn xin" & " Lợn cưới áo mới"-> ? PCHT nào được tuân thủ và phương châm HT nào không được tuân thủ trong hai tiểu phẩm trên? - Phiếu học tập số 1 phục vụ phần II Nhóm Các từ xưng hô Từ ngữ cụ thể Cách dùng 1 1. Đại từ xưng hô (nhân xưng) 2 2. Dùng chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ, nghề nghiệp 3 3. Danh từ chỉ tên riêng - Phiếu học tập số 2 phục vụ phần LT Nhóm ND tình huống PC vi phạm Lí do vi phạm 1 Câu chuyện 1: 2 Câu chuyện con rắn vuông 3 Câu chuyện 2: nói có đầu có đuôi

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Lặng lẽ Sa Pa (tiết 2) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Lặng lẽ Sa Pa (tiết 2), giáo án hay bài Lặng lẽ Sa Pa (tiết 2), giáo án chi tiét bài Lặng lẽ Sa Pa (tiết 2)

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác