Giáo án PTNL bài Ôn tập về truyện

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập về truyện. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Ôn tập về truyện

Tuần 33

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 156

 Văn bản: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.

+ Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.

+ Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học.

  1. Kỹ năng:

+ Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

4.Thái độ:

+ Ý thức nhận xét, đánh giá, tổng hợp qua các tác phẩm.

B.Chuẩn bị:

*Giáo viên: Hệ thống kiến thức, máy chiếu

* Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK học sinh chuẩn bị theo hướng dẫn sgk. Riêng câu 1 kẻ bảng theo hướng dẫn: Tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, PTBĐ, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa

  1. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút...

  1. Tiến trình bài dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
  3. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập
  4. 3. Bài mới:

           Ở cả học kì I & II chúng ta đã được học rất nhiều tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam. Bài học hôm nay chúng ta sẽ điểm lại những nội dung, đặc điểm của các tác phẩm học đó.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động của GV - HS

Nội dung bài học

* GV đặt câu hỏi:

? Có những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam nào đã học ở lớp 9 ?

* Giáo viên yêu cầu học sinh HĐ nhóm- 10phút-  đưa ra bảng bảng thống kê theo mẫu  giáo viên yêu cầu sau đó G đối chiếu

Phương pháp: sắm vai điều khiển học sinh ôn tập- HS nhận xét, đánh giá nhóm bạn.

 

Nhóm 1 : Làng + Lặng lẽ SaPa

Nhóm 2 : Chiếc lược ngà ; Bến quê

Nhóm 3 : Những ngôi sao xa xôi

* Học sinh trả lời các câu hỏi theo các cột của bảng thống kê-> học sinh khác nghe và bổ sung hoàn chỉnh

Câu 1.Lập bảng thống kê kiến thức theo bảng mẫu

 

 

Tác phẩm

Tác giả

H cảnh

s.tác

TLoại

PTBĐ

Tình

Huống

Nội dung

Ý nghĩa

  Văn bản

Nghệ thuật

 

 

 

Làng

 

 

 

 

 

 

 

Kim Lân

 

 

 

+ Sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp 1948

 

 

 

+ Tr ngắn

 +Tự sự, miêu tả, biểu

cảm.

 

 

 

 

 

 

+ Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.

+ Đặt nhân vật vào tình huống thử thách  bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật

->Tình huống truyện gay cấn-> Xung đột nội tâm

Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với

 tình yêu và tinh thần kháng chiến.

Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

+Tình huống truyện gay cấn.

+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói (đối thoại và độc thoại).

 

 

 

Lặng lẽ SaPa

 

 

 

 

Ng

Thành Long

+ Ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.

 

 

 

 

 

+ Tr ngắn

+Tự sự, mtả, biểu cảm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độc đáo, hấp dẫn (cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và đoàn khách).

 

 

 Ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức của mình cho đất nước.

Là câu chuện kể về cuộc gặp gỡ với những con người trong 1 chuyến đi thực tế của nv ông hoạ sĩ, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với nhg con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ Quốc.

+ Tạo tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.

+ Xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. Kết hợp kể, tả và nghị luận

+ Tạo tính  trữ tình trong tác phẩm truyện.

Chiếc lược ngà

 

N.

Q. Sáng

 

+ Năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ là thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra quyết liệt.

 

 

 

 

 

+ Tr ngắn

+ Tự sự, miêu tả, biểuảm, nghị luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau 8 năm, con ko nhận cha, đến lúc nhận ra thì cũng là lúc cha phải ra đi -> bộc lộ tình cảm mãnh liệt của Thu dành cho ba 

+ Tình huống 2:Ở khu căn cứ, người cha dành hết tình cảm làm chiếc lược tặng con. lúc sắp hi sinh chỉ kịp trao cho đồng đội nhờ trao chiếc lược cho con -> bộc lộ tình cảm người cha với con.

+ Tạo tình huống truyện éo le.

+ Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ

Câu chuyện cảm động éo le về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và khu căn cứ. Qua đó ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh.

+ Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.Chiêc ...cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+Tạo tình huống truyện éo le.

+ Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.

+ Lựa chọn người  kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật trong truyện

 

 

Bến quê

 

Ng

Minh Châu

 

Bến quê trích trong tập truyện ngắn cùng tên. Là một sáng tác tiêu biểu của tg giai đoạn sau 1975

 

 

 

 

 

 

+ Tr ngắn

+ Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hoàn cảnh éo le: Bệnh nặng, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.

+ Nhìn thấy vẻ đẹp của bãi bồi, nhờ con đi sang bên kia sông để thực hiện khao khát đó.

->Nhưng đứa con sa vào đám chơi cờ thế bỏ lỡ chuyến đò đi sang duy nhất trong ngày.

 

 

 

Qua những cảm xúc và tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời, trên giường bệnh, truyện thức tỉnh mọi người về giá trị vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.

+ Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta.

+ Trên đường đời, con ng ta khó tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.

+ Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống  gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

+ Lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba.

+ Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong văn bản: Hình ảnh bãi bồi bên kia sông; những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này; cậu con trai của Nhĩ sa vào đám phá cờ thế; hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện.

 

Những ngôi sao xa xôi

 

 

Lê Minh Khuê

 

 

+ Sáng tác

1971

Lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng gay go ác liệt

 

+ Tr ngắn

+ Tự sự, mtả, bcảm.

 

Cuộc sống chiến đấu của ba cô TNXP trên một cao điểm nơi tuyến đường Trường Sơn trong nhg năm  kháng chiến chống Mĩ . Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan.

 Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái TNXP trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

 

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.

+ Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

+ Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên.

* GV đặt câu hỏi:

? Các tác phẩm truyện hiện đại VN sau năm 1975 phản ánh được những nét gì về đất nước và con người VN ở giai đoạn đó ? HS khá giỏi

 

? Hình ảnh con người Việt Nam được thể hiện sinh động qua những nhân vật nào?

 + Những nhân vật: Ông Hai, anh thanh niên, bé Thu, ông Sáu, ba cô gái TNXP

? Phẩm chất cao đẹp của họ là gì ?

? Những nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật là gì ?

? Ấn tượng sâu sắc của em về những nhân vật nào ?

? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật ?

* Giáo viên cho học sinh thể hiện rõ cảm nghĩ riêng, sâu sắc của mình

 

 

 

? Các tác phẩm truyện lớp 9 được trần thuật theo những ngôi kể nào ?

? Tác dụng của việc sử dụng các ngôi kể ?

 

? Những tình huống truyện có sự sáng tạo đặc sắc ?

? Tác dụng của cách xây dựng tình huống đó?

? Ví dụ cụ thể cách xây dựng tình huống ở một truyện mà em thấy gây chú ý nhất ? HS khá

 

* Câu 2

+ Các tác phẩm trên đã phản ánh được 1 phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao. Từ sau Cách mạng Tháng 8/1945 chủ yếu là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

* Câu 3

a. Nét tình cảm chung: Yêu quê hương, đất nước, trung thực, dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho độc lập và tự do của đất nước.

b.Nét riêng

+ Ông Hai: Tình yêu làng thật đặc biệt nhưng phải đặt trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.

+ Anh thanh niên: Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên đỉnh núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp trong sáng về công việc và đối với mọi người.

+ Bé Thu: Cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.

+ Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.

+ Ba cô gái TNXP: Tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm. Tìnhcảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.

* Câu 5:

+ Các tác phẩm sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất ‘‘ Chiếc lược ngà”, ‘‘Những ngôi sao xa xôi”.

+ Các tác phẩm sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ 3: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê

* Câu 6:

* Về phương thức trần thuật

* Về tình huống truyện

Các truyện có sáng tạo đặc sắc trong tình huống truyện

+ Làng

+ Chiếc lược ngà

+ Bến quê

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

?  Kể sáng tạo một trong những truyện đã ôn(Thay đổi ngôi kể, thêm phần kết mới)

 

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

? Nêu cảm nhận và suy nghĩ về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm.

 

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau: (trên slied 2)

+ Tóm tắt nội dung các tác phẩm truyện đã học

+ Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm truyện đã học

+ Tập làm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

         * Cho đề bài:

              Tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên và tính cách dũng cảm, lạc quan dù cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của các nhân vật nữ thanh nien xung phong trong trích truyện Những ngôi sao xa xôi của tác giả Nguyễn Minh Châu.

+ Soạn: "Tổng  kết ngữ pháp" ( Theo dõi tiếp các nội dung trong bài tổng kết ngữ pháp tiếp theo SGK- 145; Các đơn vị kiến thức, các bài tập )

 

SốTT

 

Tên t.p

 

Tác giả

H/c

sáng

tác

 

TLoại

PTBĐ

 

T

Huống

 

 

 Nội dung

 

Ýnghĩa

  VB

 

Nghệ thuật

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Ôn tập về truyện 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập về truyện, giáo án hay bài Ôn tập về truyện, giáo án chi tiết bài Ôn tập về truyện, giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác