Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 12 Thủy quyển, nước trên lục địa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 12 Thủy quyển, nước trên lục địa - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa, không thông trực tiếp với biển.
  • B. Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa thông với biển.
  • C. Hồ nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
  • D. Hồ cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Thực vật làm tăng quá trình bốc hơi và giảm khả năng thấm của nước.
  • B. Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước.
  • C. Nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
  • D. Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy và chống sụt lún.

Câu 3: Hồ có nguồn gốc nội sinh gồm

  • A. hồ kiến tạo, hồ băng hà.
  • B. hồ núi lửa, hồ băng hà.
  • C. hồ kiến tạo, hồ bồi tụ do sông.
  • D. hồ kiến tạo, hồ núi lửa.

Câu 4: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?

  • A. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.
  • B. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.
  • C. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.
  • D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.

Câu 5: Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là

  • A. sông.
  • B. đầm.
  • C. mưa.
  • D. hồ.

Câu 6: Sông nào sau đây ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?

  • A. Sông Cửu Long.
  • B. Sông Hồng.
  • C. Sông Thái Bình.
  • D. Sông Đồng Nai.

Câu 7: Thuỷ quyển là.........., bao gồm nước biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển,..........

  • A. lớp nước trên đại dương.
  • B. lớp nước trên lục địa.
  • C. lớp nước trên mặt đất.
  • D. lớp nước trên Trái Đất.

Câu 8: Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào

  • A. Đặc điểm địa hình.
  • B. Mức độ bốc hơi.
  • C. đặc điểm đất, đá.
  • D. Lớp phủ thực vật.

Câu 9: Phía dưới tầng nước ngầm là

  • A. tầng đất, đá không thấm nước.
  • B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.
  • C. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.
  • D. các tầng đất, đá dễ thấm nước.

Câu 10: Hồ có nguồn gốc ngoại sinh gồm

  • A. hồ kiến tạo, hồ băng hà.
  • B. hồ núi lửa, hồ băng hà.
  • C. hồ băng hà, hồ bồi tụ do sông.
  • D. hồ kiến tạo, hồ núi lửa.

Câu 11: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

  • A. Liên bang Nga.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Ấn Độ.
  • D. Hoa Kì.

Câu 12: Hồ và sông ngòi không có giá trị khai thác nào sau đây?

  • A. Giao thông.
  • B. Du lịch.
  • C. Khoáng sản.
  • D. Thủy sản.

Câu 13: Nước ngầm tồn tại thường xuyên trong tầng

  • A. chứa nước.
  • B. thấm nước.
  • C. không thấm nước.
  • D. bề mặt đất.

Câu 14: Nguồn gốc hình thành băng là do

  • A. mưa lớn.
  • B. giá rét.
  • C. sương mù.
  • D. tuyết rơi.

Câu 15: Nước mặn chiếm chủ yếu trong thuỷ quyển, khoảng

  • A. 99%.
  • B. 97,5%.
  • C. 90,5%.
  • D. 95%.

Câu 16: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là

  • A. nguồn cấp nước.
  • B. chế độ nước.
  • C. dòng chảy mặt.
  • D. lưu vực nước.

Câu 17: Nước ngọt tồn tại dưới dạng băng, tuyết chiếm khoảng..........lượng nước ngọt trên Trái Đất.

  • A. 60%.
  • B. 70%.
  • C. 80%.
  • D. 90%.

Câu 18: Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

  • A. Mức độ bốc hơi.
  • B. Đặc điểm địa hình.
  • C. Lớp phủ thực vật.
  • D. Số lượng sinh vật.

Câu19: Vào mùa mưa, lũ lên rất nhanh ở những vùng có cấu tạo bởi đá

  • A. biến chất.
  • B. granit.
  • C. phiến sét.
  • D. đá vôi.

Câu 20: Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

  • A. địa hình.
  • B. nước ngầm.
  • C. thực vật.
  • D. chế độ mưa.

Câu 21: Nước trên lục địa gồm nước ở

  • A. trên mặt, hơi nước.
  • B. trên mặt, nước ngầm.
  • C. băng tuyết, sông, hồ.
  • D. nước ngầm, hơi nước.

Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Nước ngọt đang rất dồi dào.
  • B. Nước ngọt đang trở nên khan hiếm và ô nhiễm.
  • C. Nước ngọt chiếm tới 76% bề mặt Trái Đất.
  • D. Nước ngọt chủ yếu tồn tại ở dạng nước ngầm.

Câu 23: Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

  • A. chế độ mưa.
  • B. băng tuyết.
  • C. thực vật.
  • D. địa hình.

Câu 24: Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

  • A. Hồ Trị An.
  • B. Hồ Gươm.
  • C. Hồ Tây.
  • D. Hồ Tơ Nưng.

Câu 25: Băng tuyết khá phổ biến ở vùng

  • A. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
  • B. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
  • C. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
  • D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác