Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 3 Văn bản đọc Người thầy đầu tiên Trang (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 3 Văn bản đọc Người thầy đầu tiên phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản Người thầy đầu tiên là 

  • A. An-tư-nai
  • B. Đuy - sen
  • C. Xu - lai - ma - nô - va
  • D. Ai-tơ-ma-tốp

Câu 2: Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người

  • A. Cư-rơ-gư-dơ-xtan
  • B. Pháp
  • C. Mĩ
  • D. Anh

Câu 3: Năm sinh năm mất của tác giả Ai-tơ-ma-tốp là:

  • A. 1928-2007
  • B. 1928-2008
  • C. 1927-2008
  • D. 1926-2008

Câu 4: Tác phẩm của Ai-tơ-ma-tốp chủ yếu viết về?

  • A. Tâm hồn khát khao tự do và tình yêu của nhân dân Nga
  • B. Những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa
  • C. Tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người
  • D. Cuộc sống khắc nghiệt mà cũng giàu chất thơ ở quê hương ông

Câu 5: Ngoài được biết đến là nhà văn, Ai-tơ-ma-tốp còn làm công việc nào?

  • A. Phóng viên
  • B. Luật sư
  • C. Doanh nhân
  • D. Bác sĩ

Câu 6: Ý nào dưới đây là tác phẩm của Tri-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp?

  • A. Con tàu trắng (1970)
  • B. Gia-mi-lia-a (1977)
  • C. Người thầy đầu tiên (1962)
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 7: Tác phẩm Người thầy đầu tiên sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1965
  • B. 1962
  • C. 1966
  • D. 1952

Câu 8: Phương thức biểu đạt của Người thầy đầu tiên là:

  • A. Biểu cảm
  • B. Thuyết minh
  • C. Tự Sự
  • D. Miêu tả

Câu 9: Có thể chia văn bản thành mấy phần?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 10: Nội dung phần 1 văn bản Người thầy đầu tiên là:

  • A. Người họa sĩ nói về lí do kể bưc thư của An-tư-nai.
  • B.  Người họa sĩ suy nghĩ về bức tranh sẽ vẽ.
  • C. Những kí ức của An-tư-nai về thầy Đuy-sen.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 11: Truyện Người thầy đầu tiên sử dụng ngôi kể nào?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ ba
  • C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
  • D. Không rõ ràng

Câu 12: An-tư-nai có hoàn cảnh sống như thế nào?

  • A. Mồ côi cha mẹ, ở cùng chú thím, gia cảnh nghèo khó.
  • B. Một cô bé thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc, yêu thương.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 13: Người kể chuyện ở đây phần (1) trong "Người thầy đầu tiên" là ai?

  • A. người trong làng
  • B. tác giả - họa sĩ
  • C. học sinh
  • D. bà Xu - lai - ma - nô - va

Câu 14: Người kể chuyện ở phần (4) trong "Người thầy đầu tiên" là ai?

  • A. bà Xu - lai - ma - nô - va
  • B. người trong làng
  • C. tác giả - họa sĩ
  • D. Đuy - sen

Câu 15: Nhận định sau đây là đúng hay sai:  Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trong cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 16: Nghệ thuật trong văn bản Người thầy đầu tiên là:

  • A. Ngôn ngữ giản dị 
  • B. Lối viết hấp dẫn, thú vị
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 17: Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?

  • A. giàu có
  • B. khá giả
  • C. rất khó khăn 
  • D. Vừa đủ sống 

Câu 18: Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

  • A. Thầy Đuy-sen cõng, bế các bạn nhỏ qua suối để đi học.
  • B. Thầy Đuy-sen lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân.
  • C. Thầy Đuy-sen kể chuyện vui để các bạn nhỏ quên hết mọi sự.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 19: An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào?

  • A. Chán ghét
  • B. Thù địch
  • C. Quý mến
  • D. Tôn thờ

Câu 20: Nhờ người thầy đầu tiên ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?

  • A. Trở thành tỉ phú.
  • B.  An-tư-nai cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ.
  • C. Trở thành tu sĩ có tiếng.
  • D. Đỗ vào trường đai học hàng đầu thế giới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác