Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 3 Văn bản đọc Quê hương (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 3 Văn bản đọc Quê hương phần 2 - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả bài thơ “Quê hương” là ai?

  • A. Nguyễn Quang Vũ
  • B. Tế Hanh
  • C. Đoàn Giỏi
  • D. Tố Hữu

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả bài thơ "Quê hương"?

  • A. 1921 – 2008
  • B. 1922 – 2009
  • C. 1921 – 2009
  • D. 1922 – 2008

Câu 3: Quê quáncủa tác giả bài thơ "Quê hương"?

  • A. Quảng Ngãi
  • B. Hà Nam
  • C. Hà Nội
  • D. Nam Định

Câu 4: Tác phẩm tiêu biểu của tác giả bài thơ "Quê hương"?

  • A. Khúc ca mới (1966)
  • B. Hoa niên (1945)
  • C. Hai nửa yêu thương (1963)
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5: Nhận xét sau đây về phong cách nghệ thuật của tác giả bài thơ "Quê hương" là đúng hay sai:

Thơ của Tế Hanh mang cảm xúc chân thành mà tinh tế, thiết tha; lời thơ giản dị, giàu hình ảnh; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Bài thơ “Quê hương” thuộc thể thơ gì?

  • A. Tự do
  • B. Bốn chữ
  • C. Năm chữ
  • D. Lục bát

Câu 7: Bố cục bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh gồm mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 8: Phương thức biểu đạt của bài thơ “Quê hương” là gì?

  • A. Miêu tả
  • B. Tự sự
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 9: Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1937
  • B. 1938
  • C. 1939
  • D. 1940

Câu 10: Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả?

  • A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)
  • B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)
  • C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)
  • D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)

Câu 11: Chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển?

  • A.  "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."
  • B. Nội dung của bài thơ nói về cuộc sống của người dân làng chài
  • C. Cả hai ý trên đều đúng
  • D. Cả hai ý trên đều sai

Câu 12:  Biện pháp tu từ so sánh sử dụng trong câu thơ nào dưới đây?

  • A. "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã"
  • B. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"
  • C. "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:"
  • D. A và B đúng

Câu 13: Nội dung phần đầu của bài thơ "Quê hương" là gì?

  • A. Giới thiệu chung về làng quê.
  • B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
  • C. Cảnh thuyền cá về bến.
  • D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

Câu 14: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ: "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã"

  • A. cho thấy đặc điểm của dân chài lưới
  • B. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.
  • C. cho thấy đặc điểm của con thuyền
  • D. giúp người đọc mở rộng liên tưởng, dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh và không gian sáng, rộng.

Câu 15:  Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?

  • A. sự rắn rỏi, mạnh mẽ của ngư dân.
  • B. tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài.
  • C. cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên ở quê hương.
  • D. sự rắn rỏi, mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài, thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây.

Câu 16: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng".

  • A. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.
  • B. mở rộng liên tưởng, giúp cảm nhận được tâm hồn của những người dân chài được gửi gắm vào mỗi lần đi biển, khát khao ra biển khơi, gặt hái được thành tựu.
  • C. cho thấy đặc điểm của con thuyền
  • D. cho thấy đặc điểm của dân chài lưới

Câu 17: Nhận định sau đây là đúng hay sai: Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một bức  tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển cùng hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 18:  Qua văn bản “Quê hương”, thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ được nhận định như thế nào?

  • A. Hoang dã, hùng vĩ
  • B. Tươi sáng, sinh động
  • C. Giàu có, hoa lệ
  • D. Trù phú, độc đáo

Câu 19: Các câu thơ sau thể hiện nội dung gì:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

  • A. Vẻ đẹp của những con người hăng say lao động, làm giàu cho quê hương đất nước.
  • B. Nỗi nhớ màu sắc, cảnh vật, nhớ hình dáng con thuyền, nỗi nhớ đó kết đọng lại trong một mùi vị đặc trưng của làng chài “mùi nồng mặn” ở đó có nắng, có gió, có vị muối, có tình quê sâu nặng.
  • C.  khắc họa vẻ đẹp giản dị, khoẻ khoắn, thơ mộng của những người dân quanh năm gắn liền với công việc chài lưới.
  • D. Tất cả những ý trên đều sai.

Câu 20: Nội dung phần ba của bài thơ "Quê hương" là gì?

  • A. Giới thiệu chung về làng quê.
  • B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
  • C. Cảnh thuyền cá về bến.
  • D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác