Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92 phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngữ cảnh là gì?

  • A. Bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.
  • B. Điều kiện lịch sử, hoặc hoàn cảnh chung có tác dụng đối với một con người, hoặc một sự kiện.
  • C. đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau.
  • D. hỗn hợp nhiều chất khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ.

Câu 2: Điền vào chỗ trống: Bối cảnh trong văn bản gồm những đơn vị ............. (từ, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh).

  • A. ngôn ngữ
  • B. danh từ
  • C. tính từ
  • D. ngôn luận

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: Bối cảnh ngoài ....., gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.

  • A. ngôn từ
  • B. văn bản
  • C. phong cách
  • D. tính cánh

Câu 4: Từ "thơm" trong câu sau có thể hiểu là gì?

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

  • A. Từ thơm trong thị thơm có nghĩa là phẩm chất tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi, còn từ thơm trong người thơm có nghĩa là có mùi hương dễ chịu.
  • B. Từ thơm trong thị thơm có nghĩa là có mùi hương dễ chịu, còn từ thơm trong người thơm mang nghĩa là phẩm chất tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 5: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?

  • A. Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ. 
  • B. Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. 
  • C. Cả A và B đều đúng. 
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Từ "giọt" trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu theo những nghĩa nào:

Ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng. 

  • A. Giọt âm thanh là sự chuyển đổi cảm giác
  • B. Giọt sương mùa xuân long lanh
  • C. Cả hai ý trên đều đúng
  • D. Cả hai ý trên đều sai

Câu 7: Nhân tố của ngữ cảnh là:

  • A. Nhân vật giao tiếp 
  • B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 
  • C. Văn cảnh 
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8:  Có thể thay thế từ "xao xuyến" trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?

  • A. bồi hồi
  • B. xôn 
  • C. nôn nao
  • D. không từ nào hợp

Câu 9: Văn cảnh là:

  • A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ 
  • B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể. 
  • C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. 
  • D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Câu 10: Biện pháp tu từ liệt kê là gì?

  • A. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
  • B. là biện pháp sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc, có thể thông qua cách dùng từ đồng âm hoặc không nhưng cần có chung một ý nghĩa.
  • C. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
  • D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 

Câu 11:  Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 12: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 13: Bối cảnh giao tiếp rộng được hiểu là:

  • A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ. 
  • B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể. 
  • C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. 
  • D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Câu 14: Biện pháp tu từ nào được sử dụng chính trong đoạn thơ sau?

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Nhân hóa

Câu 15: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây?

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

  • A. Biện pháp tương phản
  • B. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • D. Biện pháp tu từ liệt kê

Câu 16: Muốn lĩnh hội có hiệu quả lời nói câu văn, người nghe người đọc cần phải làm gì?

  • A. Phải căn cứ vào ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp
  • B. Phải gắn từ ngữ câu văn vào với ngữ cảnh sử dụng, đặc biệt là tình huống giao tiếp cụ thể
  • C. Phân tích, tìm hiểu và lí giải cặn kẽ từng chi tiết về nội dung và hình thức
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 17: Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là:

  • A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ 
  • B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể. 
  • C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. 
  • D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Câu 18: ác định nghĩa của các từ ngữ máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

  • A. tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.
  • B. nói đến chiến tranh, bom đạn.
  • C. ngày mùa xuân.
  • D. ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ

Câu 19: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?

  • A. Không
  • B. Có
  • C. Vừa có vừa không
  • D. Vào

Câu 20: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất?

  • A. liệt kê
  • B. so sánh
  • C. hoán dụ
  • D. ẩn dụ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác