Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Củng cố, mở rộng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 6 Củng cố, mở rộng phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

  • A. Vì xã hội ngày nay không có quá nhiều sự thay đổi so với xã hội trước đây.
  • B. Vì mặc dù thời ngày nay có nhiều thứ thay đổi nhưng những yếu tố về phẩm chất con người, về kinh nghiệm sống,… vẫn còn đó.
  • C. Vì sự duy trì về cấu trúc thượng tầng của một xã hội.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Vì sao những lời góp ý của người qua đường không giúp người thợ mộc bán được cày?

  • A. Họ chỉ là những người qua đường, không phải người thực sự có nhu cầu mua cày. Có thể họ chỉ góp ý cho vui, chứ hoàn toàn không có hiểu biết về điều mình góp ý hoặc không có thiện chí giúp anh thợ mộc.
  • B. Thông tin người qua đường cung cấp không được người thợ mộc kiểm chứng, suy xét thấu đáo nên việc đẽo cày theo những ý kiến như vậy là hoàn toàn viển vông, phi thực tế.
  • C. Vì những lời góp ý đó đều đến từ những người ghen ghét anh thợ mộc. Họ muốn dìm chết anh thợ mộc.
  • D. Cả A và B.

Câu 3: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ là gì?

  • A. dài dòng, khó hiểu.
  • B. ngắn gọn nhưng quá khó hiểu.
  • C. rất khó sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
  • D. ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.

Câu 4: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Sự so sánh với những con vật sống gần mình đã ảnh hưởng đến nhận thức của ếch như thế nào?

  • A. Ếch luôn tôn trọng, bênh vực kẻ yếu.
  • B. Ếch hoàn toàn cảm thấy tự tin và cho rằng không ai bằng mình.
  • C. Ếch luôn quan niệm “Người mạnh hơn là những người phải giúp được cho người khác cùng mạnh hơn”.
  • D. Cả A và C.

Câu 5: Tác giả của các câu tục ngữ trong bài là ai?

  • A. Tự lực văn đoàn
  • B. Nguyễn Xuân Kinh, Nguyễn Thuý Loan,…
  • C. Dân gian, không xác định.
  • D. Tô Hoài, Huy Cận

Câu 6: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Ta có thể đánh giá thế nào về người thợ mộc qua việc anh ta nghe theo các lời khuyên rồi thay đổi cách thức đẽo cày của mình?

  • A. Người thợ mộc không có suy xét, đánh giá đúng/sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng.
  • B. Người thợ mộc có hiểu biết, cập nhật được xu thế của thời đại, không bị lạc hậu và bỏ lại phía sau.
  • C. Người thợ mộc chưa được bố của anh ta truyền nghề hoàn toàn nên chỉ biết đẽo cầy chứ chưa biết làm ăn.
  • D. Cả A và C.

Câu 7: Câu tục ngữ nào không có sự cân đối giữa hai vế trong một dòng?

  • A. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
  • B. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
  • C. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
  • D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 8: Ý nào dưới đây là thành ngữ?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
  • B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
  • C. Mẹ tròn con vuông
  • D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 9: Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

  • A. Nên nghe theo người khác
  • B. Lắng nghe và học hỏi trước góp ý người khác
  • C. phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Nói quá thường được sử dụng trong văn phong nào?

  • A. Khoa học
  • B. Hành chính
  • C. Khẩu ngữ
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 11: Nói quá thường được sử dụng kèm biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa
  • B. Hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa
  • C. Ẩn dụ, nhân hóa
  • D. So sánh, ẩn dụ

Câu 12: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Tại sao ba trăm quan tiền là một số tiền lớn đối với người thợ mộc?

  • A. Bởi anh ta mới chỉ kiếm được đúng ba trăm quan tiền từ khi mở cửa hàng đến khi không còn ai mua hàng.
  • B. Bởi vì đó là số tiền anh phải bỏ ra để mở cửa hàng.
  • C. Bởi đó chính là toàn bộ vốn liếng, tài sản của anh ta. Khi số tiền này mất đi thì chính là một tổn thất to lớn, “bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch”.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13:  Chi tiết nào thể hiện rõ nhất cái nghĩa của con hổ thứ nhất?

  • A.Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái ,nhỏ nước mắt.
  • B.Hổ đực đùa giỡn với hổ con mới sinh.
  • C.Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ .
  • D.Hổ đực tặng bạc cho bà đỡ .

Câu 14: Thành ngữ là gì?

  • A. là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
  • B. là một loại hình văn học dân gian. Ca dao Việt Nam rất hay và ý nghĩa, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác. 
  • C. là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • D. thành ngữ và ca dao là một.

Câu 15: Thành ngữ có các đặc điểm chính như:

  • A. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông qua các phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ… 
  • B. Thành ngữ mang tính hình tượng, được xây dựng dựa trên các hình ảnh thực tế
  • C. Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ mới có thể giải thích được.
  • D. Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ thường không chỉ biểu hiện trên bề mặt ngôn từ mà nó thường mang ý nghĩa bao quát, mang tính biểu trưng và biểu cảm cao.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 16: Lúc bị hổ tha đi, cảm xúc của bà đỡ như thế nào?

  • A. Sợ chết khiếp
  • B. Lo lắng
  • C. Bình tĩnh
  • D. Vui vẻ

Câu 17: Truyện ngụ ngôn là:

  • A. Hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sông, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.
  • B. Một khái niệm không được định nghĩa rõ ràng. 
  • C. Truyện văn xuôi có số lượng trang lớn, miêu tả một chuỗi sự kiện hoặc nhân vật phát triển phức tạp trong một không gian và thời gian tương đối lớn.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 18:  Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:

“Cho hỏi khí không phải ngôi nhà này đã trải qua bao nhiêu năm tháng mà giờ vẫn còn giữ được nét cổ kính đơn sơ?”

  • A. Khí không phải
  • B. Qua bao nhiêu năm tháng mà giờ vẫn còn
  • C. Cổ kính đơn sơ.
  • D. Không có thành ngữ.

Câu 19: Giải nghĩa thành ngữ sau: Dĩ hòa vi quý 

  • A. chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.
  • B. . ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa,,..
  • C. chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.
  • D. chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…

Câu 20: Ý nào dưới đây là thành ngữ?

  • A. Ai làm cái nón quai thau/ Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.
  • B. Ăn bánh vẽ
  • C. Dĩ hòa vi quý
  • D. Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng đồng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác