Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Văn bản đọc Con hổ có nghĩa (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Con hổ có nghĩa phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản "Con hổ có nghĩa" là ai?

  • A. Vũ Bằng
  • B. Vũ Trinh
  • C. Ngô Tất Tố
  • D. Hoài Thanh

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả văn bản "Con hổ có nghĩa" là:

  • A. 1759 - 1828
  • B. 1756 - 1893
  • C. 1740 - 1847
  • D. 1730 - 1812

Câu 3: Truyện Con hổ có nghĩa thuộc thể loại:

  • A. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam.
  • B. Truyện Trung đại Việt Nam.
  • C. Truyện cười dân gian Việt Nam.
  • D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 4: Trong truyện Con hổ có nghĩa, tại sao con hổ lại cõng bà đỡ Trần đi?

  • A. Vì con hổ muốn ăn thịt bà đỡ Trần.
  • B. Vì con hổ muốn bà đỡ Trần vào rừng sâu sinh sống.
  • C. Vì có một người ở trong rừng cần sự giúp đỡ của bà đỡ Trần.
  • D. Vì con hổ muốn bà đỡ Trần đỡ đẻ giúp cho vợ nó.

Câu 5: Truyện Con hổ có nghĩa đã:

  • A. Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
  • B. Mượn chuyện con người để nói chuyện con người.
  • C. Mượn chuyện loài vật để nói chuyện loài vật.
  • D. Mượn chuyện con người để nói chuyện loài vật.

Câu 6: Sau đó con hổ đã trả nghĩa bà đỡ Trần như thế nào?

  • A. Hổ đực tặng bà đỡ một thỏi bạc.
  • B. Hai vợ chồng hổ thường mang tặng bà đỡ một vài con nai.
  • C. Hổ đực dẫn bà đỡ ra khỏi rừng.
  • D. Hổ đực tặng bà đỡ một thùng vàng to.

Câu 7: Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện:

  • A. Có thật.
  • B. Vừa có thật, vừa hư cấu.
  • C. Hư cấu.
  • D. Miêu tả.

Câu 8: Vật con hổ tặng đã giúp được gì cho bà đỡ?

  • A. Chữa khỏi bệnh cho con bà đỡ.
  • B. Giúp bà sắm một số vật dụng trong nhà.
  • C. Giúp bà cầm cự qua một năm mất mùa, đói kém.
  • D. Giúp bà làm nghề tốt hơn.

Câu 9: Ý nghĩa của truyện Con hổ có nghĩa là gì?

  • A. Đề cao tính thông minh của loài vật.
  • B. Đề cao tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
  • C. Đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người.
  • D. Khuyên con người phải biết quý trọng và thương yêu loài vật.

Câu 10: Thủ pháp nghệ thuật cơ bản nào bao trùm truyện Con hổ có nghĩa ?

  • A. Hoán dụ 
  • B. Ẩn dụ
  • C. Nhân hóa ,ẩn dụ
  • D. Nhân hóa ,hoán dụ 

Câu 11: Chi tiết nào không nói lên cái nghĩa của con hổ thứ hai?

  • A. Bác tiều phu cho tay móc xương trong họng hổ
  • B. Hổ thường xuyên mang thú bắt được tới nhà bác tiều
  • C. Hổ đến mộ bác tiều phu gầm lên
  • D. Nhớ ngày dỗ của bác, hổ mang dê hoặc lợn tới

Câu 12: Lúc bị hổ tha đi, cảm xúc của bà đỡ như thế nào?

  • A. Sợ chết khiếp
  • B. Lo lắng
  • C. Bình tĩnh
  • D. Vui vẻ

Câu 13: Văn bản "Con hổ có nghĩa" là truyện thứ mấy trong "Lan Trì kiến văn lục"?

  • A. Thứ nhất
  • B. Thứ ba
  • C. Thứ sáu
  • D. Thứ tám

Câu 14: Truyện Con hổ có nghĩa khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Sống phải biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau.
  • B. Trong cuộc sống cần đề cao ân nghĩa, coi trọng đạo làm người.
  • C. Biết quý trọng những ai đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình.
  • D. Phải biết ơn thầy cô, cha mẹ, ông bà

Câu 15: "Lan Trì kiến văn lục" được viết bằng chữ gì?

  • A. Hán
  • B. Nôm
  • C. Anh
  • D. Pháp

Câu 16: Nhận xét sai lầm về truyện con hổ có nghĩa?

  • A. Truyện có nhiều tình tiết li kì
  • B. Truyện mượn hình ảnh con vật, nói về con người
  • C. Truyện sử dụng những thủ pháp quen thuộc của truyện cười
  • D. Truyện thể hiện tình người lao động với loài vật

Câu 17: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao triết lí sống nào ?

  • A. Tri ân trọng nghĩa .
  • B. Dũng cảm.
  • C. Không tham lam .
  • D. Giúp đỡ người khác .

Câu 18: Bà đỡ tên là gì?

  • A. Bà đỡ Trần
  • B. Bà đỡ Nguyễn
  • C. Bà đỡ Tiêu
  • D. Bà đỡ Vương

Câu 19: Ta cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của con hổ thứ nhất?

  • A. Đó là một lời chào tạm biệt tới ân nhân đang ở khoảng cách khá xa.
  • B. Đó là một sự gào thét trong vô vọng, muốn tìm một ai đến để giúp đỡ.
  • C. Hổ muốn cho thấy mình là chúa sơn lâm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Chi tiết thể hiện sự có nghĩa của con hổ thứ nhất?

  • A. Hổ đực cầm tay và bà đỡ nhìn hổ cái và khóc
  • B. Hổ đực đùa giỡn với hổ con mới sinh ra
  • C. Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ
  • D. Hổ đực tặng bạc cho bà đỡ Trần

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác