Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 11 Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 11 Tính chất ba đường phân giác của tam giác - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho ∆ABC có CF là tia phân giác của $\widehat{C}$ (F ∈ AB). Qua F kẻ đường thẳng song song với BC cắt AC ở E. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho CD = FE. FC là đường phân giác của tam giác nào?

  • A. ∆DEF;
  • B. ∆BEF;
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Cho hình vẽ bên:

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 11 Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Biết CI, BI là hai đường phân giác của ∆ABC. Tìm x.

  • A. x = 30°;
  • B. x = 60°;
  • C. x = 90°;
  • D. x = 120°.

Câu 3: Cho ∆MNP cân tại M có G là trọng tâm. Gọi I là điểm nằm trong ∆MNP và cách đều ba cạnh của tam giác đó. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của I lên MN, MP. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. IH > IK;
  • B. Ba điểm M, G, I thẳng hàng;
  • C. IH < IK;
  • D. Ba điểm M, G, I không thẳng hàng.

Câu 4: Cho ∆ABC cân tại A. Gọi CP, BQ là các đường phân giác của ∆ABC (P ∈ AB, Q ∈ AC). Gọi O là giao điểm của CP và BQ. Cho các khẳng định sau:

(I) ∆OBC cân;

(II) O cách đều ba cạnh AB, AC, BC;

(III) AO là đường trung trực của đoạn thẳng BC;

(IV) CP = BQ;

(V) ∆APQ cân tại P.

Số khẳng định đúng là:

  • A. 2;
  • B. 3;
  • C. 4;
  • D. 5.

Câu 5: Cho ∆MNP có $\widehat{N}=50°, \widehat{P}=60°$. Các đường phân giác NE, PF cắt nhau ở H. Số đo $\widehat{NHP}$ bằng:

  • A. 70°;
  • B. 75°;
  • C. 100°;
  • D. 125°.

Câu 6: Cho ∆ABC có I là giao điểm của các đường phân giác xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C. Gọi D là giao điểm của AI và BC. Kẻ IH ⊥ BC tại H. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

  • A. AD là đường phân giác thứ ba của ∆ABC;
  • B. $\widehat{BIH}=\widehat{CID}$;
  • C. Cả A và B đều sai;
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Đọc tên các đường phân giác trong hình vẽ sau.

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 11 Tính chất ba đường phân giác của tam giác

  • A. Đường phân giác AD, BE;
  • B. Đường phân giác AD, BC;
  • C. Đường phân giác AE, BD;
  • D. Đường phân giác BE, AC.

Câu 8: Cho $\widehat{xOy}$ có tia phân giác Oz. Trên tia Ox, lấy điểm A bất kỳ. Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với Ox, đường thẳng này cắt Oz tại H và cắt Oy tại K. Lấy điểm B trên tia Ox sao cho KA là đường phân giác của $\widehat{OKB}$. Kẻ HI ⊥ OK (I ∈ OK). Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

  • A. ∆OAK = ∆BAK;
  • B. HA = HI;
  • C. A là trung điểm của OB;
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Cho ∆ABC vuông tại A. Vẽ AH ⊥ BC. Tia phân giác $\widehat{HAC}$ cắt BC tại K. Các đường phân giác của $\widehat{BAH}$ và $\widehat{BHA}$ cắt nhau tại O. Gọi M là trung điểm của AK. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. ∆BAK cân tại A;
  • B. Ba điểm B, O, M thẳng hàng;
  • C. ∆BAK cân tại K;
  • D. Ba điểm B, O, M không thẳng hàng.

Câu 10: Cho hình ảnh sau:

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 11 Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Khẳng định nào sau đây là đúng.

  • A. AB ≠ AC;
  • B. AB = AC;
  • C. AB < AC;
  • D. AB > AC.

Câu 11: Nhận xét nào dưới đây sai?

  • A. Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm;
  • B. Giao điểm ba đường phân giác của một tam giác cách đều ba đỉnh của tam giác đó;
  • C. Mỗi tam giác có ba đường phân giác;
  • D. Trong tam giác ABC, tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Khi đó AD được gọi là đường phân giác của tam giác ABC.

Câu 12: Cho ∆ABC có $\widehat{A}$ =120°. Các đường phân giác xuất phát từ đỉnh B và C cắt nhau tại O. Vẽ tia Bx sao cho BA là tia phân giác của $\widehat{OBx}$. Vẽ tia Cy sao cho CA là tia phân giác của $\widehat{OCy}$. Hai tia Bx và CA cắt nhau tại E, hai tia Cy và BA cắt nhau tại D. Hỏi ∆ODE là tam giác gì?

  • A. Tam giác vuông;
  • B. Tam giác vuông cân;
  • C. Tam giác đều;
  • D. Tam giác thường.

Câu 13: Cho ∆ABC có AB = 3 cm, AC = 5 cm, BC = 6 cm. Gọi O là giao điểm của các tia phân giác xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C của ∆ABC. Kẻ OH ⊥ BC tại H, OK ⊥ AB tại K và OI ⊥ AC tại I. Độ dài đoạn thẳng HB bằng:

  • A. 1 cm;
  • B. 2 cm;
  • C. 3 cm;
  • D. 4 cm.

Câu 14: Cho ∆DEF có DE = DF, hạ DK ⊥ EF (K ∈ EF). Gọi EM, FN lần lượt là tia phân giác của $\widehat{DEF}$ và $\widehat{DFE}$. Đường thẳng DK đi qua điểm nào trong các điểm sau đây:

  • A. M;
  • B. N;
  • C. giao điểm của NF và EM;
  • D. E.

Câu 15: Cho tam giác ABC có hai đường phân giác CD và BE cắt nhau tại I. Khi đó:

  • A. IA = IB = IC ;
  • B. ID = IE;
  • C. I cách đều ba cạnh của tam giác ABC;
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 16: Cho ∆ABC biết $\widehat{ABC}=60°, \widehat{BAC}=80°$. Gọi I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác này. Số đo $\widehat{ICA}$ bằng:

  • A. 40°;
  • B. 20°;
  • C. 30°;
  • D. 80°.

Câu 17: Cho ∆ABC có AH vừa là đường cao, vừa là đường phân giác. Hỏi ∆ABC chắc chắn là tam giác gì?

  • A. Tam giác cân;
  • B. Tam giác đều;
  • C. Tam giác vuông;
  • D. Tam giác nhọn.

Câu 18: Cho tam giác KIL có góc I là 62°. Đường phân giác góc K và góc L cắt nhau tại O. Số đo góc KIO là

  • A. 62°;
  • B. 31°;
  • C. 60°;
  • D. Không xác định.

Câu 19: Cho hình dưới đây. Số đo góc BIC là:

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 11 Tính chất ba đường phân giác của tam giác

  • A. 70°;
  • B. 110°;
  • C. 125°;
  • D. 140°.

Câu 20: Cho ∆ABC cân tại A. Gọi I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của ∆ABC. Kẻ AH ⊥ BC tại H. Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. AI ⊥ BC;
  • B. HB = HC;
  • C. AI // IH;
  • D. AH trùng AI.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác