Đáp án Đề thi thử lên lớp 10 Chuyên Sinh lần 3 năm 2017 của trường THPT chuyên ĐH KHTN


Câu 1:

a,- Nguyên tắc bổ sung trong nhân đôi ADN là: A trên mạch khuôn liên kết với T tự do môi trường cung cấp (và ngược lại), G trên mạch khuôn liên kết với X tự do môi trường cung cấp (và ngược lại) để tạo mạch mới (mạch bổ sung).

- Nguyên tắc bán bảo tồn: Trên mỗi phân tử ADN mới tạo thành có một mạch cũ (mạch gốc) và một mạch mới tổng hợp.

b, Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nucleotit trong mARN. Trình tự các nucleotit trong mARN lại quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của phân tử protein. Protein biến đổi cấu trúc không gian, trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

Câu 2:

a, Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Giải thích: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính là bộ NST lưỡng bộ (2n). Qua giảm phân, bộ NST lưỡng bội của loài giảm đi một nửa, hình thành giao tử mang bộ NST đơn bội (n). Trong quá trình thụ tinh, các giao tử đực (n) và giao tử cái (n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài. Nhờ nguyên phân đảm bảo truyền đạt ổn định bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài qua các tế bào trong quá trình phát triển cá thể.

b, AABBB, AABBb, AABbb, AAbbb

AaBBB, AaBBb, AaBbb, Aabbb

aaBBB, aaBBb, aaBbb, aabbb

Câu 3:

* Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.

* Hậu quả của một đột biến gen phụ thuộc vào:

- Loại đột biến gen: đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến thay thế một cặp nucleotit.

- Vị trí xảy ra đột biến. Ví dụ: Đột biến mất một cặp nucleotit ở đầu gen sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn ở vị trí giữa hoặc cuối đoạn gen vì nó làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit kể từ vị trí xảy ra đột biến.

- Tổ hợp gen chứa gen đột biến: nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một gen đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi.

- Điều kiện môi trường: trong môi trường này thì gen đột biến có thể có hại nhưng trong môi trường khác gen đột biến có thể có lợi.

Câu 4:

a, * Áp dụng các biện pháp:

- Sinh sản sinh dưỡng bằng cách giâm cành, triết cành,…

- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống).

* Vì các cơ chế hoàn chỉnh này được hình thành từ tế bào sinh dưỡng của cơ thể gốc nhờ quá trình nguyên phân, nên chúng có kiểu gen giống với cơ thể gốc.

b, Gọi tỉ lệ cây thân cao có kiểu gen Aa của P là x. Ta có ở F2, số cây thân cao có kiểu gen Aa = x/22 = 20%  --> x = 80%

Vậy ở thế hệ P tỉ lệ cây thân cao có kiểu gen Aa là 80% và tỉ lệ cây thân cao có kiểu gen AA là 20%.

Câu 5:

- Xét tính trạng màu lông: P: lông nâu × lông vàng à F1: 100% lông nâu

-->Alen quy định lông nâu trội hoàn toàn so với alen quy định lông vàng.

Quy ước: alen A quy định tính trạng lông nâu, alen a quy định tính trạng lông vàng.

- Ở F2, tính trạng màu lông phân li đồng đều ở hai giới

-->Gen quy định màu lông nằm trên NST thường.

-->P: AA × aa

- Xét tính trạng màu mắt: P: mắt đỏ × mắt đen à F1: 100 mắt đen

-->Alen quy định mắt đen trội hoàn toàn so với alen quy định mắt đỏ.

Quy ước: alen D quy định mắt đen, alen d quy định mắt đỏ.

- Ở F2, tính trạng mắt đỏ chỉ xuất hiện ở con đực à gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X.

-->P: XdY × XDXD

-->Kiểu gen của P: AA XdY × aaXDXD,

Ta có sơ đồ lai:

P: AAXdY × aaXDXD

 

F1: 1 AA XDY : 1 aaXDXd

 

               AaXDXd                             ×           aaXDY

G: AXD, AXd, aXD, aXd                           aXD, aY

F2: 2 A - XDXD : 2 aaXDX -   : 1 AaXDY : 1 AaXdY : 1 aaXDY : 1 aaXdY

2 con cái lông nâu, mắt đen : 2 con cái lông vàng, mắt đen : 1 con đực lông nâu, mắt đen :

1 con đực lông nâu, mắt đỏ : 1 con đực lông vàng, mắt đen : 1 con đực lông vàng, mắt đỏ

 

 Câu 6:

a, Người con gái (4) có nhóm máu O --> có kiểu gen IOIO  --> Nhận một alen Itừ mẹ (1) và một alen IO từ bố (2).

-->Mẹ có kiểu gen IAIO và bố có kiểu gen IBIO

-->Người con trai (3) có nhóm máu A à Nhận một alen Itừ mẹ và một alen IO từ bố.

-->Kiểu gen của (3) là IAIO

b, Cặp vợ chồng này sẽ sinh con nhóm máu B nếu đứa trẻ này nhận một alen IO từ mẹ và nhận một alen IB từ bố.

-->Khả năng đứa trẻ mang nhóm máu B là1/2. 1/2 = 1/4

- Khả năng đứa trẻ này là con trai là 1/2.

Vậy khả năng đứa trẻ cuẩ cặp vợ chồng (1) – (2) sinh ra là con trai mang nhóm máu B là:

1/2. 1/4= 1/8= 12,5%

Câu 7:

- Giống nhau: các mỗi quan hệ hỗ trợ đều là sự hợp tác giữa các loài sinh vật.

- Khác nhau :

+ Cộng sinh: các loài phụ thuộc vào nhau chặt chẽ, các loài đều cùng có lợi.

+ Hợp tác: các loài không phụ thuộc vào nhau chặt chẽ, không nhất thiết phải sống cùng nhau; cả hai loài đều có lợi.

+ Hội sinh: trong hai loài, một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không có hại.

Câu 8:

- Do môi trường thủy sinh có nhiệt độ ổn định hơn nên sinh vật mất ít năng lượng điều tiết nhiệt hơn môi trường sống trên cạn.

- Sinh vật thủy sinh chuyển động mất ít năng lượng hơn sinh vật trên cạn do nước có khả năng nâng đỡ cơ thể sinh vật.

- Môi trường thủy sinh có đa dạng sinh học cao thường kèm với nguồn thức ăn phong phú là điều kiện cho chuỗi thức ăn có thể dài.

- Kích thước của sinh vật thủy sinh phù hợp với hình thức bắt mồi và nuốt toàn bộ con mồi, nên năng lượng mất qua thức ăn thừa giảm. Trong khi ở trên cạn, nhiều loài thú bắt mồi thường chỉ ăn một phần con mồi và bỏ lại thức ăn thừa.

--> Năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng phía sau nhiều hơn

--> Chuỗi thức ăn thường kéo dài hơn (có nhiều mắt xích hơn).

Câu 9:

a, Có 5 chuỗi thức ăn:

Cây dẻ --> Sóc --> Diều hâu --> SV phân giải

Cây dẻ --> Sóc --> Trăn --> SV phân giải

Cây thông --> Xén tóc --> Chim gõ kiến --> Diều hâu --> Sv phân giải

Cây thông --> Xén tóc--> Chim gõ kiến --> Trăn --> Sv phân giải

Cây thông --> Xén tóc --> Thằn lằn --> Trăn à Sv phân giải

b, Đúng. Vì khi số lượng diều hâu giảm thì số lượng sóc và chim gõ kiến bị diều hâu ăn thịt sẽ ít hơn nên số lượng sóc và chim gõ kiến tăng lên

--> Nguồn thức ăn cho trăn tăng

--> Trăn sinh trưởng nhanh và sinh sản nhiều hơn

--> Số lượng trăn tăng lên

Câu 10:

a, Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị bẩn, làm thay đổi tính chất vậy lí, hóa học và sinh học của môi trường, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Nếu mức độ ô nhiễm môi trường tăng lên sẽ làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền, đột biến,…

b, 5 tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:

- Ô nhiễm do chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học.

- Ô nhiễm do các chất phóng xạ.

- Ô nhiễm do chất thải rắn.

- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.


Bình luận