Đề số 1: Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 20 Sự nhiễm điện

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác

  • A. Có khả năng đẩy
  • B. Có khả năng hút
  • C. Vừa đẩy vừa hút
  • D. Không đẩy và không hút

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện

  • A. Làm đứt
  • B. Làm sáng
  • C. Làm tắt
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3: Chọn câu sai. Các vật nhiễm……….. thì đẩy nhau.

  • A. Cùng điện tích dương
  • B. Cùng điện tích âm
  • C. Điện tích cùng loại
  • D. Điện tích khác nhau

Câu 4: Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?

  • A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
  • B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện, nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện.
  • C. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
  • D. Câu A và C đều đúng.

Câu 5: Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách

  • A. Đưa vật lại gần các mẩu giấy vụn, các mẩu giấy bị hút hoặc đẩy
  • B. Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút
  • C. Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng
  • D. Đưa các sợi tóc lại gần tóc bị xoắn lại

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:

  • A. Mà không cần cọ xát
  • B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
  • C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
  • D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:

  • A. Hút được mảnh vải khô
  • B. Hút được mảnh nilông
  • C. Hút được mảnh len
  • D. Hút được thanh thước nhựa

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:

  • A. Thanh sắt
  • B. Thanh thép
  • C. Thanh nhựa
  • D. Thanh gỗ

Câu 9: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi

  • A. Tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông
  • B. Nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông
  • C. Tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông
  • D. Khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông

Câu 10: Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?

  • A. Vì các hạt bụi nhỏ và rất dính.
  • B. Vì cánh quạt có điện.
  • C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
  • D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

D

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

C

C

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác