Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 8 Thực hành tiếng Việt

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì?

  • A. Là bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu
  • B. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
  • C. Là bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,… của sự việc được nói tới trong câu
  • D. Là bộ phận đứng trước các thành phần chính của câu, bổ sung ý nghĩa về mục đích, nguyên nhân,… của sự việc được nói đến trong câu

Câu 2: Có những loại thành phần biệt lập nào?

  • A. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần trạng ngữ, thành phần bổ ngữ
  • B. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp
  • C. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ
  • D. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần bổ ngữ, thành phần trạng ngữ

Câu 3: Điền vào chỗ trống.

“Thành phần …… được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.”

  • A. Phụ chú
  • B. Tình thái
  • C. Gọi – đáp
  • D. Cảm thán

Câu 4: Thành phần cảm thán trong câu thơ sau biểu thị cảm xúc gì?

“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

  • A. Sự nuối tiếc, tuyệt vọng bởi hiện tại bị cầm tù
  • B. Sự đau đớn, lời than thở bởi hiện tại khắc nghiệt
  • C. Sự ngạc nhiên bởi hiện tại quá khác so với quá khứ
  • D. Sự đau buồn, thất vọng, bất lực khi nhớ về quá khứ vàng son

Câu 5: Thành phần in đậm trong câu sau có tác dụng gì?

“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.”

  • A. Thể hiện thái độ khẳng định của người nói đối với sự vật được nói đến
  • B. Làm rõ đối tượng chủ ngữ của câu
  • C. Thể hiện thái độ không chắc chắn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 6: Trong các từ ngữ in đậm ở các ngữ liệu trên, từ nào dùng để tạo lập cuộc hội thoại, từ nào dùng để duy trì cuộc hội thoại?

  • A. “Này” dùng để duy trì cuộc hội thoại, “thưa ông” dùng để tạo lập cuộc hội thoại
  • B. “Này” dùng để tạo lập cuộc hội thoại, “thưa ông” dùng để duy trì cuộc hội thoại
  • C. “Này”, “thưa ông” đều dùng để tạo lập cuộc hội thoại
  • D. “Này”, “thưa ông” đều dùng để duy trì cuộc hội thoại

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng:

a. Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

b. Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thỏa thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi. (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Câu 2 (2 điểm): So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:

a. Chắc chắn trời sẽ mưa

b. Có lẽ trời sẽ mưa


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

B

C

D

C

B

2. Phần tự luận

Câu 1:

a. Thành phần tình thái: Hình như

=> Chức năng: Thể hiện sự chưa chắc chắn, ngập ngừng trong suy nghĩ của tác giả khi đứng trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.

b. Thành phần biệt lập là: Ôi

=> Chức năng: Bày tỏ cảm xúc của lũ trẻ trước con suối

Câu 2:

  • Giống nhau: 
    • Hình thức: Cả hai đều là câu kể, có đầy đủ chủ ngữ
    • Vị ngữ: Đều sử dụng thành phần biệt lập: Thành phần tình thái
    • Cả hai câu đều nhắc đến việc “trời sẽ mưa”
  • Khác nhau:
    • Câu a: Sử dụng thành phần tình thái “Chắc chắn” 

=> Thể hiện thái độ chắc chắn trong việc nhận định trời sẽ mưa

    • Câu b: Sử dụng thành phần tình thái “Có lẽ” 

=> Thể hiện thái độ dự đoán, phỏng đoán, không chắc chắn trong việc nhận định trời sẽ mưa


Bình luận

Giải bài tập những môn khác