Đề số 2: Đề kiểm tra Địa lí 11 kết nối bài 2 Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là

  • A. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
  • B. Quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
  • C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới.
  • D. Toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.

Câu 2: Mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế:

  • A. Tăng cường hợp tác giữa các nước, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
  • B. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  • C. Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển.
  • D. Các nước phát triển giảm tỉ lệ thất nghiệp và luồng nhập cư từ nước ngoài.

Câu 3: Tính đến năm 2022, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là?

  • A. 149.
  • B. 164.
  • C. 115.
  • D. 150.

Câu 4: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả

  • A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  • B. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
  • C. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
  • D. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước 

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế?

  • A. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
  • B. Công ty xuyên quốc gia ngừng hoạt động.
  • C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  • D. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

Câu 6: Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  • B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
  • C. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
  • D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

Câu 7: Đâu là thách thức về mặt kinh tế của Toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển?

  • A. Các nước phát triển đã chuyển giao công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang.
  • B. Các nước đang phát triển có thể khai thác công nghệ tiên tiến của nước khác.
  • C. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình.
  • D. Các nước đang phát triển buộc phải làm chủ các ngành mũi nhọn, như: điện tử…

Câu 8: Thời cơ của toàn cầu hóa đối với Việt Nam:

  • A. Thu hút chất xám từ các nước phát triển.          
  • B. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư ra nước ngoài.
  • C. Tham gia vào tất cả các tổ chức trên TG.         
  • D. Tiếp nhận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ.

Câu 9: Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm:

  • A. WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
  • B. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
  • C. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.
  • D. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

Câu 10: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là

  • A. Tự chủ về kinh tế
  • B. Nhu cầu đi lại giữa các nước
  • C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
  • D. Khai thác và sử dụng tài nguyên


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

D

C

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác