Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 5 Cái chúc thư

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Cái chúc thư”?

  • A. Vũ Đình Long
  • B. Lưu Quang Vũ
  • C. Nguyễn Huy Tưởng
  • D. Học Phi

Câu 2: Thận Trọng là:

  • A. Công chứng viên
  • B. Luật sư
  • C. Thư kí
  • D. Em trai Hy Lạc

Câu 3: Đâu là điểm khác biệt trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý?

  • A. Khiết mưu mô, xảo quyệt hơn cả Hy Lạc và Lý: thể hiện qua việc tự mình cho mình một phần tài sản của cụ Di Lung.
  • B. Lý và Hy Lạc đểu giả: thể hiện qua việc miệng thì nói những lời nhân nghĩa nhưng trong lòng thì ngược lại hoàn toàn.
  • C. Hy Lạc lúc đầu tỏ vẻ quý mến Khiết nhưng khi thấy Khiết làm quá thì trở mặt ngay.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Qua lời đối thoại và lời độc thoại nội tâm của các nhân vật cho thấy cảm xúc gì của tác giả?

  • A. Khen ngợi
  • B. Mỉa mai
  • C. Căm ghét
  • D. Tự hào

Câu 5: Nhận định sau là đúng hay sai:

“Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các Lớp kịch III, IV, V, VI.”

  • A. Đúng
  • B. Sai
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Không có đáp án

Câu 6: Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản trên?

  • A. Đừng bao giờ tin tưởng giao việc quan trọng cho đầy tớ của mình
  • B. Chúng ta không nên dễ dàng tin những lời người khác nói vì bản chất của họ có thể khác hoàn toàn
  • C. Không nên có mưu đồ bất chính, không nên nói những lời giả tạo vì điều đó chỉ khiến xã hội nguyền rủa
  • D. Không có thông điệp gì, vì đây chỉ là một phần nhỏ của vở kịch, những nhân vật trong văn bản cũng chưa nhận hậu quả gì

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những dấu hiệu nào cho biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch?

Câu 2 (2 điểm): Tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì qua văn bản trên? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

D

B

A

B

 

2. Phần tự luận

Câu 1:

  • Sự trái ngược trong lời nói, cách làm của 3 nhân vật chính là Hy Lạc, Khiết và Lý
  • Sử dụng nhiều lời độc thoại thể hiện được tính cách, bản chất nhân vật, đồng thời thể hiện sự mỉa mai của mình với những người sống giả dối, hám lợi.
  • Sự bài xích và lên án mạnh mẽ đối với con người, xã hội lúc bấy giờ

Câu 2:

Sự phê phán, lên án mãnh liệt với các hành vi giả dối để chuộc lợi cho bản thân

=> Cần trân trọng, yêu thương người thân hơn, bằng cách dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn đến họ. 

  • Có yêu thương, biết ơn chúng ta mới nhận được những sự tử tế. 
  • Người đối xử thật lòng với chúng ta là người thân, ở cạnh ta đến cuối cùng cũng là người thân cận

Bình luận

Giải bài tập những môn khác