Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 5 Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Hoàn cảnh xuất thân của ông Giuốc-đanh là gì ?

  • A. Trong một gia đình thượng lưu quý tộc
  • B. Trong một gia đình thương nhân giàu có
  • C. Trong một gia đình trí thức
  • D. Trong một gia đình nông dân

Câu 2: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục gồm mấy cảnh ?

  • A. Bốn cảnh     
  • B. Hai cảnh
  • C. Ba cảnh      
  • D. Một cảnh

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của “Bộ lễ phục đẹp nhất triều đình” của ông Giuốc đanh là gì ?

  • A. Màu đen      
  • B. Trang nhã, rẻ tiền
  • C. Hoa ngược     
  • D. Gồm ý A và B

Câu 4: Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh ?

  • A. Giải thích cho ông Giuốc-đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách của người quý phái
  • B. May thêm một chiếc áo cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc-đanh đặt để may bộ lễ phục
  • C. Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc theo cách thức của những người quý phái để moi tiền của ông ta
  • D. Gồm cả A, B và C

Câu 5: Mục đích của nhà văn khi khắc họa các động tác “Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói” cả ông Giuốc-đanh đều diễn ra theo nhịp của điệu nhạc ?

  • A. Khắc hoạ sinh động hơn thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh và tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả
  • B. Tạo không khí vui nhộn, sinh động cho cảnh mới nhằm thu hút sự chú ý của khán giả
  • C. Chế giễu sự kém hiểu biết và quê kệch của ông Giuốc đanh
  • D. Diễn tả cụ thể những động tác, cử chỉ nực cười của ông Giuốc đanh

Câu 6: Vì sao ông Giuốc-đanh cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “Đức ông” là vừa phải” ?

  • A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó.
  • B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ
  • C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót
  • D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

Câu 2 (2 điểm): Hành động của ông Giuốc-đanh trước khi mặc lễ phục cho thấy điều gì?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

C

D

A

B

 

2. Phần tự luận

Câu 1:

Tạo tình huống kịch tính: thủ pháp này xuất hiện ở những chi tiết như chi tiết chiếc giày, chi tiết may hoa ngược, chi tiết nịnh nọt của đám thợ phụ.

Dùng thủ pháp phóng đại: nhiều lời nói dối của phó may được cường điệu quá mức.

Dùng điệu bộ gây cười: hoạt động mặc áo.

Câu 2:

Thái độ: Sắp phát khùng vì:

  • Bộ lễ phục mang đến chậm, không phải màu đen, may hoa ngược
  • Đôi bít tất: chật đến nỗi đã đứt 2 mắt
  • Đôi giày: cũng chật khiến chân đau ghê gớm

Về sau: bác phó may “vụng chèo khéo chống” nên ông ưng thuận ngay.

Giuốc-đanh thích ăn diện, muốn có vẻ bề ngoài sang trọng nhưng lại ngu dốt không có chút kiến thức nào về ăn mặc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác