Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 6 Thực hành tiếng Việt

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Đảo ngữ là gì?

  • A. Là biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể
  • B. Là biện pháp gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối… bằng những từ ngữ thường được sử dụng để gọi con người
  • C. Là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng… với nhau
  • D. Là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu

Câu 2: Biện pháp tu từ đảo ngữ có mấy hình thức cơ bản?

  • A. 1 hình thức
  • B. 2 hình thức
  • C. 3 hình thức
  • D. 4 hình thức

Câu 3: Đâu là hình thức của biện pháp tu từ đảo ngữ?

  • A. Đảo các thành tố trong cụm từ
  • B. Đảo các thành phần trong câu
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 4: Có bao nhiêu từ đã được đảo lên đầu nhằm nhấn mạnh mục đích gợi tả: "Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim bay về tổ"

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 5: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì nổi bật?

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

  • A. Nhân hóa
  • B. Hoán dụ
  • C. Đảo ngữ
  • D. Điệp từ

Câu 6: Từ nào đã được đảo lên đầu để nhấn mạnh ý gợi tả: "Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi"

  • A. Đáng yêu biết bao 
  • B. Dòng sông
  • C. Đáng yêu
  • D. Biết bao

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm câu hỏi tu từ có trong câu sau và cho biết tác dụng của câu văn đó.

a) Nhưng ta trách gì Xuân Diệu ? Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.

(Hoài Thanh)

Câu 2 (2 điểm): Đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ này.

b. Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

C

B

C

A

 

2. Tự luận

Câu 1 (2 điểm):

  • Câu hỏi tu từ: “Nhưng ta trách gì Xuân Diệu?”
  • Tác dụng: 
    • Muốn khẳng định rằng bản thân ông không trách Xuân Diệu. 
    • Nhấn mạnh việc Xuân Diệu chính là nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại khi nói về cái khổ sở, cái thảm hại hết thảy lúc bấy giờ.

Câu 2 (2 điểm):

a. Câu hỏi tu từ trong bài thơ Nam quốc sơn hà: “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”

b. Hiệu quả trong việc thể hiện nội dung của bài thơ:

  • Nhấn mạnh hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc ngoại xâm 
  • Thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ của người viết

Bình luận

Giải bài tập những môn khác