Đề số 3: Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 17 Áp suất chất lỏng và chất khí

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 3

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

  • A. $p = \frac{d}{h}$       
  • B. $p = d.h$       
  • C. $p = d.V$       
  • D. $p = \frac{h}{d}$

Câu 2: Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A. Chất lỏng  gây áp suất theo mọi phương.
  • B. Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu.
  • D. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau

Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

  • A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
  • B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
  • C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
  • D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.

Câu 4: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
Câu 4: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?

  • A. Bình 1
  • B. Bình 2
  • C. Bình 3
  • D. Bình 4

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình không? Vì sao? 

Câu 2(2 điểm): Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 350mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

A

A

Tự luận: 

Câu 1:

Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình do có trọng lượng.

Câu 2:

Ta có, độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li

=> Áp suất của máy bay ở độ cao h đó là: $p = 350mmHg$

Lại có: Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg.

=> Độ giảm áp suất tại độ cao h là:  $\Delta p=\frac{h}{12}$ mmHg

$p = p_0 − \Delta p \rightarrow \Delta p = p_0 – p = 760 – 350 = 310mmHg$

$\Leftrightarrow \frac{h}{12} = 310 \rightarrow   h  = 3720m $


Bình luận

Giải bài tập những môn khác