Đề số 3: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm): Trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. 

Câu 2 (4 điểm): Em hiểu gì về các cụm từ “vua Lê – chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn”, “Đàng Trong – Đàng Ngoài”?

 


Câu 1 (6 điểm):

* Những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc:

  • Đầu thế kỉ XVI: nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng. 
    • Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt. 
    • Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước. 
  • Mạc Đăng Dung (võ quan trong triều Lê) đã lợi dụng xung đột giữa các phe phái để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành.
  • Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

Câu 2 (4 điểm):

  • Cụm từ “vua Lê – chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn”: thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh. là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê – chúa Trịnh”ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1672 khi chúa Nguyễn sụp đổ.
  • “Đàng Trong – Đàng Ngoài”: Hai bên Trịnh – Nguyễn lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài. 
    • Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc.
    • Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam.
 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác