Đề số 5: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyễn Kim khi còn ở triều Lê là:

  • A. Một quan văn
  • B. Một quan võ
  • C. Một Hầu tước
  • D. Qúy tộc

Câu 2: Câu nào sau đây đúng về Trịnh Kiểm?

  • A. Là người có tài thao lược và có sức khoẻ hơn người
  • B. Từng theo Nguyễn Kim đánh dẹp nhà Mạc
  • C. Khi đi đánh nhà Mạc, ông đã lập được nhiều chiến công nên được trao binh quyền.
  • D. Là người có tài thao lược, từng theo Nguyễn Kim đánh dẹp nhà Mạc. Khi đi đánh nhà Mạc, ông đã lập được nhiều chiến công nên được trao binh quyền.

Câu 3: cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ năm nào?

  • A. 1592
  • B. 1627
  • C. 1545
  • D. 1672

Câu 4: Năm 1545 có sự kiện gì?

  • A. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
  • B. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
  • C. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
  • D. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn. 

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều?

“Năm ấy (1572), các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lần vào Nam, người thì giạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều”. 

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3, 

 

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.147)


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

B

C

Tự luận: 

Câu 1:

* Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn:

  • Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. => Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ, ngày càng trở nên gay gắt.
  • Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp. 
  • Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần dân cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh. Năm 1627, cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Câu 2:

* Hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều:

  • Đất nước bị chia cắt. Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường. 
  • Làng mạc bị tàn phá, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ . 
  • Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn. 
  • Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán.
 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác