Đề số 5: Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 24 Năng lượng nhiệt

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy được gọi là:

  • A. Lực đẩy
  • B. Lực hút
  • C. Lực tương tác phân tử, nguyên tử
  • D. Lực phản chiếu

Câu 2: Nhiệt năng của một vật là

  • A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

  • A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
  • B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
  • C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
  • D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

Câu 4: Chọn câu sai trong những câu sau:

  • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
  • B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
  • C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
  • D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

 

II. Phần tự luận

Câu 1(4 điểm): Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật không? Vì sao?

Câu 2 (2 điểm): Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 50 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả nó vào một nhiệt lượng kế chứa 900 g nước ở nhiệt độ $17^{\circ}C$. Khi đó nhiệt độ của nước tăng lên đến $23^{\circ}C$, biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/(kg.k), của nước là 4180 J/(kg.k). Nhiệt độ của lò xấp xỉ bằng?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

A

D

Tự luận:

Câu 1:

Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật.

Vì nội năng càng lớn thì các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh kéo theo năng lượng nhiệt của vật càng lớn.

Câu 2:

Nhiệt lượng do sắt tỏa ra: $Q_1 = m_1c_1(t_1 – t)$

Nhiệt lượng do nước thu vào: $Q_2 = m_2c_2(t – t_2)$

Vì $Q_1 = Q_2 => m_1c_1(t_1 – t) = m_2c_2(t – t_2)$

$<=> 0,05.478(t_1 – 23) = 0,9.4180(23 – 17)$

$t_1 \approx 967^{\circ}C$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác