Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 20: Alcohol

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối tri thức bài 20 Alcohol. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tên thay thế của C2H5OH là

  • A. ethyl alcohol   
  • B. methyl alcohol   
  • C. ethanol    
  • D. methanol

Câu 2: Ethyl alcohol 40o có nghĩa là

  • A. trong 100 gam dung dịch alcohol có 40 gam alcohol C2H5OH nguyên chất
  • B. trong 100ml dung dịch alcohol có 60 gam nước
  • C. trong 100ml dung dịch alcohol có 40ml C2H5OH nguyên chất
  • D. trong 100 gam alcohol có 60ml nước

Câu 3: Công thức tổng quát của alcohol không no có một nối đôi, đơn chức là

  • A. CnH2n+2O
  • B. CnH2nO
  • C. CnH2n-2O
  • D. CnH2n+2O2

Câu 4: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

  • A. Hầu hết các alcohol đều nhẹ hơn nước
  • B. Alcohol tan tốt trong nước do có nhóm OH tạo liên kết hiđro với phân tử nước
  • C. Nhiệt độ sôi của alcohol cao hơn nhiệt độ sôi của ether, aldehyde
  • D. Các phân tử alcohol có thể tạo liên kết carbon với nước

Câu 5: Khi đun nóng ethanol với H2SO4 đặc ở 140oC thì sẽ tạo ra

  • A. C2H4     
  • B. CH3CHO
  • C. C2H5OC2H5     
  • D. CH3COOH

Câu 6: Hydrate hóa 2 alkene chỉ tạo thành 2 alcohol. Hai alkene đó là

  • A. 2-methylpropene và but-1-ene.   
  • B. propene và but-2-ene.
  • C. ethene và but-2-ene   
  • D. ethene và but-1-ene

Câu 7: Hai alcohol nào sau đây cùng bậc 

  • A. propan-2-ol và 1-phenyletan-1-ol
  • B. propan-1-ol và phenyletan-1-ol
  • C. ethanol và propan-2-ol
  • D. propan-2-ol và 2-methylpropan-2-ol

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol alcohol no đơn chức thu được 6,72 lít khí CO2 ở đkc. Công thức phân tử của alcohol là 

  • A. CH3OH
  • B. C2H5OH
  • C. C3H7OH
  • D. C3H5OH

Câu 9: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 alcohol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối sodium  alcoholate thu được là

  • A. 2,4 gam
  • B. 1,9 gam
  • C. 2,85 gam
  • D. 3,8 gam

Câu 10: Từ 180 gam glucose, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ethyl alcohol (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ethyl alcohol bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

  • A. 90%   
  • B. 80%   
  • C. 75%    
  • D. 72%

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Ethyl alcohol được tạo ra khi

  • A. Thuỷ phân saccarose     
  • B. Lên men glucose
  • C. Thuỷ phân đường maltose     
  • D. Thuỷ phân tinh bột

Câu 2: Công thức tổng quát của alcohol no 2 chức là

  • A. CnH2n+2O2
  • B. CnH2nO2
  • C. CnH2n-2O2
  • D. CnH2n+2O

Câu 3: Phương pháp điều chế ethanol chỉ dùng trong phòng thí nghiệm là

  • A. Lên men tinh bột
  • B. Thuỷ phân ethyl bromide trong dung dịch kiềm khi đun nóng
  • C. Hydrate hoá ethylene xúc tác acid
  • D. Phản ứng khử aldehyde acetic bằng H2 xúc tác Ni đun nóng

Câu 4: Bậc của alcohol được tính bằng

  • A. Số nhóm –OH có trong phân tử 
  • B. Bậc C lớn nhất có trong phân tử
  • C. Bậc của C liên kết với nhóm –OH 
  • D. Số C có trong phân tử alcohol

Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng

  • A. Alcohol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO ( hoặc O2, xt : Cu) nung nóng
  • B. Khả năng phản ứng este hóa của alcohol với acid giảm dần từ alcohol bậc I > bậc II > bậc III
  • C. Alcohol là acid yếu, tác dụng với dung dịch kiềm và làm đổi màu quỳ tím
  • D. Alcohol đa chức có 2 nhóm –OH đính với 2 nguyên tử C liền kề nhau hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành phức màu xanh lam

Câu 6: Cho các alcohol CH3OH, C2H5OH, HOCH2-CH2OH, HOCH2-CH2-CH2OH, CH3-CH(OH)-CH2OH. Số alcohol phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

  • A. 2   
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 5

Câu 7: Oxi hóa alcohol nào sau đây không tạo aldehyde 

  • A. CH3OH        
  • B. (CH3)2CHCH2OH
  • C. C2H5CH2OH       
  • D. CH3CH(OH)CH3

Câu 8: Khi phân tích thành phần một alcohol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của carbon và hydrogen gấp 3,625 lần khối lượng oxygen. Số đồng phân alcohol ứng với công thức phân tử của X là

  • A. 3   
  • B. 4   
  • C. 2    
  • D. 1

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 alcohol đơn chức, thuộc cùng dãy dồng đẳng thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là

  • A. 5,42   
  • B. 5,72   
  • C. 4,72    
  • D. 7,42

Câu 10: Đun nóng hỗn hợp hai alcohol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ether. Lấy 7,2 gam một trong các ether đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đkc) và 7,2 gam H2O. Hai alcohol đó là

  • A. CH3OH và CH2 = CH – CH2 - OH
  • B. C2H5OH và CH2 = CH – CH2 - OH
  • C. CH3OH và C3H7OH
  • D. C2H5OH và CH3OH

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Gọi tên theo danh pháp thay thế các alcohol dưới đây:

c

Câu 2 (4 điểm). Một đơn vị cồn tương đương 10 mL (hoặc 7,89 gam) ethanol nguyên chất. Theo khuyến cáo của ngành y tế, để đảm bảo sức khỏe mỗi người trưởng thành không nên uống quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Vậy mỗi người trưởng thành không nên uống quá bao nhiêu mL rượu 40° một ngày?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Viết công thức cấu tạo của các alcohol có tên gọi dưới đây:

a) pentan-1-ol;

b) but-3-en-1-ol;

c) 2-methylpropan-2-ol;

d) butane-2,3-diol.

Câu 2 (4 điểm). Đun nóng alcohol A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ B, 12,3 gam hơi chất B chiếm một thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng nhiệt độ 560oC, áp suất 1 atm. Oxi hoá A bằng CuO nung nóng thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom. Công thức cấu tạo của A là?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Độ rượu là

  • A. thành phần phần trăm về khối lượng ethanol nguyên chất trong hỗn hợp với nước
  • B. phần trăm về thể tích ethanol nguyên chất trong hỗn hợp với nước
  • C. phần trăm về số mol ethanol nguyên chất trong hỗn hợp với nước
  • D. phần alcohol hòa tan trong bất kì dung môi nào

Câu 2: Alcohol bị oxi hóa tạo ketone là

  • A. propan-2-ol
  • B. butan-1-ol
  • C. 2-methyl propan-1-ol
  • D. propan-1-ol

Câu 3. Cho các chất CH3OH (X); CH3CH2OH (Y); CH3CH2CH2CH2OH (Z) và CH3CH2CH2OH (T). Chiều giảm dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm hydroxyl là

  • A. X → Y → Z → T
  • B. X → T → Z → Y
  • C. X → Y → T → Z
  • D. Z → T → Y → X

Câu 4. Pha a gam rượu ethanol (D = 0,8g/ml) vào nước được 80ml rượu 250. Giá trị của a là

  • A. 16    
  • B. 25,6    
  • C. 32    
  • D. 40

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Cho biết khái niệm và công thức tổng quát của dẫn xuất alcohol?

Câu 2 (2 điểm): Nêu phương pháp hoá học để phân biệt methanol và ethylene glycol.

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Polyalcohol là alcohol

  • A. Có một nhóm -OH
  • B. Có hai hay nhiều nhóm -OH
  • C. Ngoài nhóm -OH còn có thêm các halogen
  • D. Bậc I

Câu 2: Trong phân tử alcohol, các liên kết O-H và C-O

  • A. Đều phân cực về phía nguyên tử carbon do carbon có độ âm điện lớn
  • B. Đều phân cực về phía nguyên tử hydrogen do hydrogen có độ âm điện lớn
  • C. Đều phân cực về phía nguyên tử oxygen do oxygen có độ âm điện lớn
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 3. Khi đun nóng hỗn hợp ethyl alcohol và isopropyl alcohol với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ether tối đa là

  • A. 2    
  • B. 4    
  • C. 5    
  • D. 3

Câu 4. Đốt cháy 0,2 mol rượu no đơn chức mạch hở thu được 8,8g CO2 và m(g) H2O. m có giá trị là

  • A. 4,6    
  • B. 5,4    
  • C. 3,6    
  • D. 7,2

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Cho biết đặc điểm cấu tạo của alcohol ? 

Câu 2(2 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ điều chế glycerol từ proylene.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 20 Alcohol, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 20

Bình luận

Giải bài tập những môn khác