Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 3: Ôn tập chương 1

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối tri thức bài 3 Ôn tập chương 1. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một mẫu nước mưa có pH = 4,82. Vậy nồng độ H+ trong đó là

  • A. [H+] < 10-5M
  • B. [H+] = 10-5M
  • C. [H+] = 10-4M
  • D. [H+] > 10-5M

Câu 2: Chất nào sau đây không phải là chất điện li

  • A. C12H22O11
  • B. HBr
  • C. NaOH
  • D. CuCl2

Câu 3: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì

  • A. không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch
  • B. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
  • C. làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau
  • D. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

Câu 4: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

  • A. HNO3
  • B. KOH
  • C. CH3OH
  • D. NaCl

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phải là của phản ứng thủy phân?

  • A. Những chất thủy phân được luôn có môi trường pH < 7
  • B. Luôn luôn là phản ứng thuận nghịch
  • C. Sau phản ứng luôn có acid hoặc base
  • D. Những chất thủy phân được không thể có môi trường trung tính

Câu 6: Phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+  H2S là

  • A. BaS + H2SO4(loãng)  H2S + BaSO4
  • B. FeS(r) + 2HCl  2H2S + FeCl2
  • C. H2 + S  H2S
  • D. Na2S + 2HCl  H2S + 2NaCl

Câu 7: Có dung dịch NaOH 0,01M. Nhận xét nào dưới đây đúng?

  • A. pOH = 12 và [Na+] < [OH-] = 10-2 
  • B. pH = 12 và [Na+] = [OH-] = 10-2 
  • C. pH = 12 và [Na+] > [OH-] 
  • D. pH = 2 và [Na+] = [OH-] = 10-2 

Câu 8: Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 đạt tới cân bằng khi nồng độ các chất như sau

[N2] = 0,01 mol/l

[H2] = 2,0 mol/l

[NH3] = 0,4 mol/l

Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của N2 lần lượt là

  • A. 2 và 2,6M
  • B. 0,21 và 2M
  • C. 2 và 0,21M
  • D. 2,6 và 2,21M

Câu 9: Tính nồng độ cân bằng của CO ở phản ứng

CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2(k)

Nếu lúc đầu chỉ có CO và hơi nước với nồng độ [CO] = 0,1 mol/l, [H2O] = 0,4 mol/l, và hằng số cân bằng của phản ứng ở nhiệt độ đã cho là 1.

  • A. 0,32
  • B. 0,08
  • C. 0,02
  • D. 0,04

Câu 10: Một phản ứng thuận nghịch được trình bày bằng phương trình 

A(k) + B(k) ⇆ C(k) + D(k)

Người ta trộn bốn chất A, B, C, và D, mỗi chất 1 mol vào một bình kín có thể tích V không đổi. Khi cân bằng được thiết lập, lượng chất C trong bình là 1,5 mol

Hằng số cân bằng của phản ứng là

  • A. 3
  • B. 1,5
  • C . 0,5
  • D. 9

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dung dịch acid mạnh H2SO4 0,10M có

  • A. pH < 1 
  • B. pH = 1
  • C. pH > 1
  • D. [H+] > 0,2M

Câu 2: Chất nào sau đây là muối acid?

  • A. NaCl
  • B. NaOH
  • C. NaH2PO4
  • D. NaNO3

Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

  • A. CH3COOH
  • B. H2S
  • C. Mg(OH)2
  • D. NaOH

Câu 4: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yêu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng?

  • A. diện tích tiếp xúc
  • B. nồng độ
  • C. nhiệt độ, áp suất
  • D. xúc tác

Câu 5: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng

A(k) + B(k) ⇄ C(k) + D(k)

Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, sự tăng nồng độ của khí A là do

  • A. Sự tăng nồng độ của khí B
  • B. Sự giảm nồng độ của khí C
  • C. Sự giảm nồng độ của khí D 
  • D. Sự giảm nồng độ của khí B

Câu 6: Dung dịch acid mạnh một nấc X nồng độ 0,010 mol/l có pH = 2 và dung dịch base mạnh một nấc Y có nồng độ 0,010 mol/l có pH = 12. Vậy

  • A. X và Y là các chất điện li yếu 
  • B. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li mạnh
  • C. X và Y là các chất điện li mạnh
  • D. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li yếu

Câu 7: Dung dịch với [OH-] = 2.10-3 sẽ có

  • A. pH > 7, môi trường kiềm 
  • B. pH < 7, môi trường kiềm 
  • C. [H+] = 10-7, môi trường trung tính
  • D. [H+] > 10-7, môi trường acid

Câu 8:  Hòa tan hoàn toàn 0,12g Mg trong 100 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc (thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể). 

  • A. 0,1
  • B. 0,5
  • C. 1
  • D. 2

Câu 9: Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1,00? Biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.  

  • A. 750ml
  • B. 500ml
  • C. 50ml
  • D. 400ml

Câu 10: Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là 

  • A. 0,414
  • B. 0,441
  • C. 0,134
  • D. 0,424

 II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm).  Nêu hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau:

(1) Nhỏ phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng. Nhỏ tiếp từ từ dung dịch HCl loãng. 

(2) Cho khoảng 2 ml dung dịch Na3CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2

(3) Hòa tan CaCO3 bằng dung dịch HCl loãng. 

Câu 2 (4 điểm). Nước chứa nhiều ion Ca2+ và mg2+ là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ là nước mềm. Nước cứng không phù hợp cho việc sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt. Trong nước thường chứa các hợp chất Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và MgCl2 người ta cho sữa vôi Ca(OH)2 vào nước sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 và Mg(OH)2

Để loại Ca2+ dưới dạng CaCl2 người ta hòa tan Na2CO3 vào nước sẽ tạo kết tủa CaCO3. Hãy viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trên. 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). a) Lập bảng so sánh giữa phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch

b) Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất. Hỏi có mấy yếu tố trong các yếu tố trên ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? 

Câu 2 (4 điểm). Trộn 300 ml dung dịch có pH = 2 gồm HCl và HNO3 với 300 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 600 ml dung dịch có pH = 11. Tính giá trị của a.

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A. KCl + NaOH 
  • B. HCl + KOH 
  • C. FeCl2 + NaOH 
  • D. CaCO3 + H2SO4 

Câu 2.  Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10-4M. Sau khi mở nút chai để hở trong không khí một tháng, nồng độ H+ là 1.10-3M. Hỏi pH của rượu vang tăng lên hay giảm xuống sau khi để trong không khí?  

  • A. Không thay đổi
  • B. Lúc tăng lúc giảm
  • C. Tăng lên
  • D. Giảm xuống

Câu 3. pH của 50 ml dung dịch H2SO4 0,01M là 

  • A. 13,6
  • B. 1,7
  • C. 1,4
  • D. 12,6

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 0,12g Mg trong 100 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc (thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể). 

  • A. 0,1
  • B. 0,5
  • C. 1
  • D. 2

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Cho phản ứng: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g), ∆H < 0. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:

a) Tăng nhiệt độ

b) Giảm áp suất

Câu 2 (2 điểm): Tính thể tích của nước cần thêm vào 15ml dung dịch acid HCl có pH = 1 để được dung dịch acid có pH = 3.

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Nhận xét đúng trong các nhận xét dưới đây là

  • A. Dung dịch Na2S có pH = 7
  • B. Dung dịch NaCl có pH = 7  
  • C. Dung dịch Na2SO3 có pH < 7
  • D. Dung dịch Na2SO4 có pH > 7

Câu 2. Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây có hằng số cân bằng được tính bằng biểu thức K=AB2AB2

  • A. 2AB(k) ⇄ A2(k) + B2(k)
  • B. A(k) + 2B(k) ⇄ AB2(k)
  • C. AB2(k) ⇄ A(k) + 2B(k)
  • D. A2(k) + B2(k) ⇄ 2AB(k)

Câu 3. Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng

A(k) + B(k) ⇄ C(k) + D(k)

Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, sự tăng nồng độ của khí A là do

  • A. Sự tăng nồng độ của khí B
  • B. Sự giảm nồng độ của khí C
  • C. Sự giảm nồng độ của khí D 
  • D. Sự giảm nồng độ của khí B

Câu 4. Dung dịch A có pH = 3. Cần thêm V2 ml nước vào V1 ml dung dịch chất A để pha loãng thành dung dịch có pH = 4. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là    

  • A. V2 = 10V1
  • B. V2 = 9V1
  • C. V1 = 9V2
  • D. V2 = V1/10

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Viết biểu thức hằng số cân bằng KC cho các phản ứng sau:

a) PbCl2(s) ⇌ Pb2+(aq) + 2Cl-(aq)

b) 2H2(g) + CO(g) ⇌ CH3OH(g)

c) Cu(s) + 2Ag+(aq) ⇌ Cu2+(aq) + 2Ag(s)

d) C3H8(g) + 5O2(g) ⇌ 3CO2(g) + 4H2O(g) 

 

Câu 2(2 điểm):  Viết phương trình điện li của acid yếu CH3COOH trong dung dịch. Nếu hòa tan ít tinh thể chất điện li mạnh CH3COONa vào dung dịch acid trên thì nồng độ H+ tăng hay giảm? Giải thích dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier? 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 3 Ôn tập chương 1, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác